Người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình phải có trình độ thế nào?
- Người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình phải có trình độ thế nào?
- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình được cung cấp những dịch vụ, hoạt động nào?
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình được ưu đãi những gì?
Người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình phải có trình độ thế nào?
Yêu cầu đối với người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
...
2. Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo liên quan đến dịch vụ đăng ký tham gia cung cấp, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi bạo lực gia đình;
b) Nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức;
c) Trường hợp cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình hoặc cung cấp dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi phải có cơ sở vật chất và địa điểm bảo đảm yêu cầu.
3. Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện dịch vụ, hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được ưu đãi thuế, phí, tín dụng và ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình phải có trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo liên quan đến dịch vụ đăng ký tham gia cung cấp.
Đồng thời, phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi bạo lực gia đình.
Người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình phải có trình độ thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình được cung cấp những dịch vụ, hoạt động nào?
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để cung cấp một hoặc một số dịch vụ, hoạt động sau đây:
a) Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình;
c) Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
d) Chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình;
đ) Hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo liên quan đến dịch vụ đăng ký tham gia cung cấp, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi bạo lực gia đình;
...
Như vậy, theo quy định, cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để cung cấp một hoặc một số dịch vụ, hoạt động sau đây:
(1) Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
(2) Nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình;
(3) Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
(4) Chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình;
(5) Hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình được ưu đãi những gì?
Chế độ ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân được quy định tại khoản 4 Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
...
b) Nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức;
c) Trường hợp cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình hoặc cung cấp dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi phải có cơ sở vật chất và địa điểm bảo đảm yêu cầu.
3. Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện dịch vụ, hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được ưu đãi thuế, phí, tín dụng và ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này; quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình thì được ưu đãi thuế, phí, tín dụng và ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.