Người điều khiển xe ô tô không phải xe ưu tiên nhưng sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên bị phạt bao nhiêu tiền?
- Người điều khiển xe ô tô không phải xe ưu tiên nhưng sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên bị phạt bao nhiêu tiền?
- Người điều khiển xe ô tô không phải xe ưu tiên nhưng sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên thì có xử phạt bổ sung không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người điều khiển xe ô tô không phải xe ưu tiên nhưng sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên hay không?
Người điều khiển xe ô tô không phải xe ưu tiên nhưng sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm e khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3, điểm b, d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, có quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;
b) Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
c) Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử tự động không dừng) đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí
d) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 7 Điều này;
đ) Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;
e) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;
g) Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
h) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn;
i) Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
…
Như vậy, theo quy định trên thì người điều khiển xe ô tô không phải xe ưu tiên nhưng sử dụng thiết bị phát tín hiệu xe ưu tiên bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Người điều khiển xe ô tô không phải xe ưu tiên nhưng sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe ô tô không phải xe ưu tiên nhưng sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên thì có xử phạt bổ sung không?
Căn cứ tại điểm a và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm c khoản 34 và điểm b khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, có quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, theo quy định trên thì người điều khiển xe ô tô không phải xe ưu tiên nhưng sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên ngoài bị phạt tiền ra thì còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau:
- Bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng khi gây tai nạn giao thông.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người điều khiển xe ô tô không phải xe ưu tiên nhưng sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
…
Theo đó tại khoản 1 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
…
Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Hành vi người điều khiển xe ô tô không phải xe ưu tiên nhưng sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên bị phạt tiền cao nhất là 3.000.000 đồng.
Như vậy, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người điều khiển xe ô tô không phải xe ưu tiên nhưng sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.