Người đe dọa dùng vũ lực nhằm xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người khác do lạc hậu thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Người đe dọa dùng vũ lực nhằm xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
- Người đe dọa dùng vũ lực nhằm xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người khác do lạc hậu thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Đương nhiên được xóa án tích có được áp dụng đối với người phạm tội đe dọa dùng vũ lực nhằm xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người khác không?
Người đe dọa dùng vũ lực nhằm xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Căn cứ Điều 167 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân như sau:
Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm mà người phạm tội đe dọa dùng vũ lực nhằm xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt khác nhau được quy định tại Điều 167 nêu trên.
Xâm phạm quyền tự do ngôn luận (Hình từ Internet)
Người đe dọa dùng vũ lực nhằm xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người khác do lạc hậu thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Theo điểm m khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
...
Theo quy định trên, người đe dọa dùng vũ lực nhằm xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người khác do lạc hậu thì sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Đương nhiên được xóa án tích có được áp dụng đối với người phạm tội đe dọa dùng vũ lực nhằm xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người khác không?
Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 về đương nhiên được xóa án tích như sau:
Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Như vậy, tùy thuộc vào việc người phạm tội đe dọa dùng vũ lực nhằm xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù thế nào thì sau khi chấp hành xong hình phạt và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn tương ứng được quy định tại khoản 2 Điều 70, người này sẽ được đương nhiên xóa án tích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.