Người dân tộc thiểu số đang được hưởng 100% BHYT khi chuyển nơi khác sinh sống thì còn được hưởng 100% BHYT nữa không?

Vợ mình dân tộc Mường, ở Phượng Mao, Thanh Thủy, Phú Thọ. Trước khi lấy chồng, vợ mình được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) 100%. Sau khi lấy chồng, vợ chuyển khẩu về nhà chồng ở Nam Định thì có được hưởng BHYT 100% nữa không?

Cá nhân thuộc người dân tộc thiểu số thuộc nhóm đối tượng nào trong những nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế?

Căn cứ theo Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) như sau:

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
...
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
...

Bên cạnh đó tại Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP cũng quy định về nhóm do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế như sau:

“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
...
9. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác, cụ thể:
a) Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
...”

Theo đó, cá nhân nếu thuộc dân tộc thiểu số tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thuộc nhóm do ngân sách nhà nước đóng. Tuy nhiên nếu cá nhân là người dân tộc thiểu số những không phải nơi có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thuộc các nhóm khác tuy theo tình trạng của cá nhân đó đăng đi làm ở công ty hay buôn bán tại nhà mà sẽ thuộc vào nhóm tham gia BHYT bắt buộc hay BHYT tự nguyện.

Người dân tộc thiểu số đang được hưởng 100% BHYT khi chuyển nơi khác sinh sống thì còn được hưởng 100% BHYT nữa không?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP cũng quy định mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:

“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;
...”

Cụ thể, khoản 9 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP vừa nêu trên quy định người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác.

Theo đó, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn sẽ được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh. Do bạn cung cấp thông tin không rõ vợ bạn chuyển về Nam Định có thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hay không. Nếu không đáp ứng quy định nêu trên thì không được hưởng 100% BHYT theo chế độ người đân tộc thiểu số ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nữa.

Người dân tộc thiểu số đang được hưởng 100% BHYT khi chuyển nơi khác sinh sống thì còn được hưởng 100% BHYT nữa không?

Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người dân tộc

Cá nhân thay đổi địa điểm cư trú có phải làm thủ tục xin cấp đổi thẻ BHYT hay không?

Thẻ BHYT do cơ quan Bảo hiểm xã hội phát hành sẽ phản ánh thông tin cá nhân của người tham gia BHYT, bao gồm: Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của chủ thẻ BHYT.

Cụ thể, theo Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về đổi thẻ BHYT như sau:

"Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Thẻ bảo hiểm y tế.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
..."

Việc bạn thay đổi nơi cư trú sẽ thay đổi về thông tin cư trú và có thể thay đổi cả nơi đăng ký khám chữa bệnh nên để đảm bảo quyền lợi, bạn cần làm các thủ tục để đổi lại thẻ bảo hiểm y tế.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

15,157 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào