Người dân phơi lúa ngoài đường gây cản trở giao thông bị phạt không? Trường hợp xây nhà đổ vật liệu lấn chiếm, cản trở giao thông bị phạt như thế nào?
Người dân phơi lúa ngoài đường gây cản trở giao thông bị phạt không?
Người dân phơi lúa ngoài đường gây cản trở giao thông bị phạt không?
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;
b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.”
Ngoài ra, điểm a khoản 10 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục đối với hành vi phơi lúa ngoài đường gây cản trở giao thông như sau:
“10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ;”
Như vậy, người dân phơi lúa ngoài đường gây cản trở giao thông bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, còn buộc phải thu dọn lúa phơi trên đường.
Trường hợp xây nhà đổ vật liệu lấn chiếm, cản trở giao thông bị phạt như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi công, bảo trì công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không thực hiện theo đúng các quy định trong Giấy phép thi công hoặc trong văn bản thỏa thuận thi công của cơ quan có thẩm quyền, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, điểm a khoản 4, khoản 5 Điều này;
b) Không bố trí người hướng dẫn, điều khiển giao thông khi thi công ở chỗ đường hẹp hoặc ở hai đầu cầu, cống, đường ngầm đang thi công theo đúng quy định;
c) Để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông;
d) Không thu dọn ngay các biển báo hiệu, rào chắn, phương tiện, vật dụng thi công, các vật liệu khác hoặc không hoàn trả phần đường (gồm lòng đường, lề đường, hè phố), phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ, hành lang an toàn đường bộ theo nguyên trạng khi thi công xong.”
Theo điểm c khoản 7 Điều 13 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục trong trường hợp xây nhà đổ vật liệu lấn chiếm, cản trở giao thông như sau:
“7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này buộc phải treo biển báo thông tin công trình có đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2; khoản 3; điểm a khoản 4; khoản 5 Điều này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 4 Điều này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.”
Như vậy, trường hợp xây nhà đổ vật liệu lấn chiếm, cản trở giao thông bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi.
Xả nước thải từ công trình xây dựng ra đường bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 6 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:
“6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định này;
b) Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ;
c) Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ;
d) Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác;
đ) Dựng rạp, lều quán, công trình khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 9 Điều này;
e) Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố;
g) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe;
h) Xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra đường phố;
i) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.”
Do đó, xả nước thải từ công trình xây dựng ra đường bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức.
Như vậy, người dân phơi lúa ngoài đường gây cản trở giao thông bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức. đồng thời buộc phải thu dọn lúa phơi trên đường. Trường hợp xây nhà đổ vật liệu lấn chiếm, cản trở giao thông bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.