Người dân ở khu vực biên giới giữa hai nước Việt Nam và Lào có thể qua lại các xã, bản tiếp giáp của nhau hay không?
- Hiệp định về đường biên giới của cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được ký kết vào khoảng thời gian nào?
- Người dân ở khu vực biên giới giữa hai nước Việt Nam và Lào có thể qua lại các xã, bản tiếp giáp của nhau hay không?
- Trường hợp có gia súc từ Việt Nam đi lạc sang khu vực biên giới của Lào thì xử lý như thế nào?
Hiệp định về đường biên giới của cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được ký kết vào khoảng thời gian nào?
Khu vực biên giới Việt - Lào (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 1 Hiệp định về quy chế biên giới Quốc gia giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy đinh về ngày ký kết hiệp đình về đường biên giới quốc gia giữ Việt Nam và Lào như sau:
Điều 1.
a. Đường biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được quy định bởi Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 18 tháng 7 năm 1977 và Hiệp ước Bổ sung ký ngày 24 tháng 01 năm 1986 cùng các văn bản, phụ lục, tài liệu, bản đồ, sơ đồ về phân giới trên thực địa và cắm mốc kèm theo các Hiệp ước nói trên, bao gồm:
- Nghị định thư ký ngày 24 tháng 01 năm 1986 và Nghị định thư bổ sung ký ngày 16 tháng 10 năm 1987.
- Các biên bản phân giới và cắm mốc trên thực địa các đoạn biên giới đã miêu tả toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào .
- Các biên bản cắm mốc trên thực địa đã miêu tả từng mốc quốc giới.
- Các mảng sơ đồ đường biên giới Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/25.000 đã vẽ toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào.
- Các sơ đồ vị trí mốc quốc giới tỷ lệ 1/5000 và tỷ lệ 1/10.000 vẽ vị trí từng mốc quốc giới.
- Các ảnh của từng mốc quốc giới.
b. Đường biên giới nói ở khoản a điều này cũng là đường dùng để phân ranh giới vùng trời và lòng đất giữa hai nước vạch theo hướng thẳng đứng.
Theo đó, đường biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được quy định bởi Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 18 tháng 7 năm 1977 và Hiệp ước Bổ sung ký ngày 24 tháng 01 năm 1986 cùng các văn bản, phụ lục, tài liệu, bản đồ, sơ đồ về phân giới trên thực địa và cắm mốc.
Người dân ở khu vực biên giới giữa hai nước Việt Nam và Lào có thể qua lại các xã, bản tiếp giáp của nhau hay không?
Theo Điều 14 Hiệp định về quy chế biên giới Quốc gia giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy đinh về việc qua lại của công dân hai nước Việt Nam và lao ở khu vực biên giới như sau:
Điều 14.
a. Công dân cư trú trong khu vực biên giới bên này được sang các xã, bản tiếp giáp và lân cận thuộc khu vực biên giới bên kia để mua bán, trao đổi hàng hoá cần thiết cho đời sống hàng ngày, cho sản xuất, thăm viếng người thân, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ.
b. Hai Bên ký kết quy định thể thức, danh mục, giá trị và số lượng hàng và tiền tệ mà công dân ở khu vực biên giới mỗi Bên được phép mang qua biên giới theo khoản a. điều này.
Theo đó, công dân cư trú trong khu vực biên giới bên này được sang các xã, bản tiếp giáp và lân cận thuộc khu vực biên giới bên kia để mua bán, trao đổi hàng hoá cần thiết cho đời sống hàng ngày, cho sản xuất, thăm viếng người thân, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ.
Trường hợp có gia súc từ Việt Nam đi lạc sang khu vực biên giới của Lào thì xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Hiệp định về quy chế biên giới Quốc gia giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy đinh về trường hợp có gia súc đi lạc sang khu vực biên giới như sau:
Điều 17.
a. Mỗi Bên ký kết giáo dục nhân dân ở khu vực biên giới Bên mình tránh không để gia súc sang khu vực biên giới Bên kia phá hoại hoa mầu. Trường hợp gia súc phá hoại hoa mầu, người chủ gia súc đó phải bồi thường thích đáng theo sự thoả thuận của các bên đương sự.
b. Khi có gia súc ở khu vực biên giới Bên kia sang khu vực biên giới Bên này, nhà chức trách và công dân Bên này giữ lại và trông nom giúp, đồng thời báo ngay cho nhà chức trách Bên kia và chủ gia súc biết để sang nhận và chủ gia súc phải trả tiền công trông nom gia súc đó. Trong lúc gia súc còn dưới sự quản lý của mình, cấm bắt gia súc đó làm việc hoặc đánh đập làm cho gia súc đó bị thương hoặc bị chết; nếu cố tình làm cho gia súc bị thương hoặc bị chết, người trông nom phải bồi thường thích đáng.
c. Nếu các đương sự không thể tự giải quyết được, chính quyền địa phương hai Bên giúp đỡ họ giải quyết trên tinh thần hữu nghị anh em.
Như vậy, trường hợp có gia súc đi lạc sang khu vực biên giới nước Lào thì nhà chức trách và công dân bên Lào phải có trách nhiệm giữ lại và trông nom giúp, đồng thời báo ngay cho nhà chức trách Bên kia và chủ gia súc biết để sang nhận và chủ gia súc phải trả tiền công trông nom gia súc đó
Trong lúc gia súc còn dưới sự quản lý của mình, cấm bắt gia súc đó làm việc hoặc đánh đập làm cho gia súc đó bị thương hoặc bị chết; nếu cố tình làm cho gia súc bị thương hoặc bị chết, người trông nom phải bồi thường thích đáng.
Trường hợp có gia súc từ bên Lào đi lạc sang khu vực biên giới Việt Nam thì cũng phải thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.