Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản ở nước ngoài không?
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản ở nước ngoài không?
Theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm.
Người có nghĩa vụ kê khai hằng năm
Người có nghĩa vụ kê khai theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 36 của Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm:
...
3. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định tài sản, thu nhập phải kê khai như sau:
Tài sản, thu nhập phải kê khai
1. Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
2. Chính phủ quy định mẫu bản kê khai và việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập quy định tại Điều này.
Căn cứ trên quy định tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
- Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
- Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
- Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
- Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
Như vậy, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm thì phải kê khai cả tài sản, tài khoản ở nước ngoài.
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản ở nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Mẫu Bản kê khai tài sản, thu nhập hằng năm được quy định thế nào?
Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập hằng năm hiện nay là Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP.
Dưới đây là hình ảnh mẫu Bản kê khai tài sản, thu nhập hằng năm:
TẢI VỀ mẫu Bản kê khai tài sản, thu nhập hằng năm mới nhất 2023
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Theo Điều 46 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 về tiêu chuẩn người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp như sau:
Tiêu chuẩn người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp
Người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
1. Công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
2. Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có đủ năng lực hành vi dân sự, đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
3. Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật;
4. Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của vị trí, chức danh được cử làm người đại diện;
5. Không trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật;
6. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp;
7. Tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có đủ năng lực hành vi dân sự, đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác phù hợp với yêu cầu của vị trí, chức danh được cử làm người đại diện;
- Không trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật;
- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp;
- Tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.