Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân bị phá sản có thể trở thành Giám đốc của tổ chức tín dụng không?

Tôi có một câu hỏi liên quan đến tổ chức tín dụng như sau: Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân bị phá sản có thể trở thành Giám đốc của tổ chức tín dụng không? Tôi rất mong mình sẽ nhận được câu trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Câu hỏi của chị Thu Thủy ở Lâm Đồng.

Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân bị phá sản có thể trở thành Giám đốc của tổ chức tín dụng không?

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 về trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ như sau:

Những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ
1. Những người sau đây không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương của tổ chức tín dụng:
...
c) Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp, Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng;
...

Theo quy định trên, người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân bị phá sản không thể trở thành Giám đốc của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng.

Tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)

Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân bị phá sản có thể trở thành Giám đốc của tổ chức tín dụng không? (Hình từ Internet)

Tổ chức tín dụng bổ nhiệm người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân bị phá sản làm Giám đốc thì bị xử phạt thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 5, khoản 6 Điều 6 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành như sau:

Vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành
...
5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bầu, bổ nhiệm những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Bầu, bổ nhiệm nhân sự không thuộc danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Thay thế các đối tượng được bầu, bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm các đối tượng được bầu, bổ nhiệm vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
...

Theo đó, tổ chức tín dụng bổ nhiệm người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân bị phá sản làm Giám đốc (trừ trường hợp phá sản vì lý do bất khả kháng) thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Đồng thời tổ chức tín dụng vi phạm còn bị buộc thay thế Giám đốc được bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm các đối tượng được bổ nhiệm.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tín dụng bổ nhiệm người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân bị phá sản làm Giám đốc là bao lâu?

Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tín dụng bổ nhiệm người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân bị phá sản (trừ trường hợp phá sản vì lý do bất khả kháng) làm Giám đốc là 01 năm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,436 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào