Người cung cấp dịch vụ có phải xuất hóa đơn dịch vụ trong trường hợp chưa thu được tiền hay không?

Cho tôi hỏi, người cung ứng dịch vụ có phải xuất hóa đơn cho người sử dụng dịch vụ hay không? Có phải xuất hóa đơn dịch vụ trong trường hợp chưa thu được tiền hay không? Xin cảm ơn! Câu hỏi của chị P (Cần Thơ).

Người cung ứng dịch vụ có phải xuất hóa đơn cho người sử dụng dịch vụ hay không?

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ cụ thể như sau:

- Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua bao gồm:

+ Các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ.

+ Trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất; Xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.

- Và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Như vậy, khi cung cấp dịch vụ người cung cấp dịch vụ phải xuất hóa đơn để giao cho bên sử dụng dịch vụ.

Người cung cấp dịch vụ có phải xuất hóa đơn dịch vụ trong trường hợp chưa thu được tiền hay không?

Người cung cấp dịch vụ có phải xuất hóa đơn dịch vụ trong trường hợp chưa thu được tiền hay không? (Hình từ Internet)

Người cung cấp dụng vụ có phải xuất hóa đơn dịch vụ trong trường hợp chưa thu được tiền hay không?

Theo quy định khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn dịch vụ như sau:

Thời điểm lập hóa đơn
...
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
...

Theo quy định nêu trên, thời điểm xuất hơn dịch vụ được xác định như sau:

- Đối với cung cấp dịch vụ:

+ Thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền,

+ Thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm thu tiền trong trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ.

- Đối với bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ: Thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm mỗi lần bàn giao khối lượng, giá trị dịch vụ.

Như vậy, người cung cấp dụng vụ phải xuất hóa đơn dịch vụ vào thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ ngay cả khi chưa thu được tiền từ người sử dụng dịch vụ.

Doanh nghiệp không xuất hóa đơn khi cung ứng dịch vụ bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
....
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

Tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền như sau:

Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
....

Theo Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ cụ thể như:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
....
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
b) Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
....
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Như vậy, việc không xuất hóa đơn dịch vụ đối với từng trường hợp sẽ bị phạt tiền tương ứng với các mức như sau:

(1) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với tổ chức và từ 250.000 đồng đến 750.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cho hành vi:

- Không lập hóa đơn tổng hợp.

- Không lập hóa đơn đối với các dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất

(2) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức và từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cho hành vi không lập hóa đơn khi cung cấp dịch vụ cho người mua khác.

Ngoài ra, trường hợp không xuất hóa đơn dịch vụ được xem là hành vi trốn thuế thì sẽ bị xử phạt và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
6,640 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào