Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm thì có quyền kháng cáo không?
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm thì có quyền kháng cáo không?
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có nghĩa vụ phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm khi kháng cáo không?
- Nội dung đơn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm được quy định thế nào?
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm thì có quyền kháng cáo không?
Theo Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về người có quyền kháng cáo như sau:
Người có quyền kháng cáo
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Theo quy định nêu trên thì người có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm bao gồm:
- Đương sự;
- Người đại diện hợp pháp của đương sự;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện.
Ngoài ra, theo khoản 1, khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự như sau:
Đương sự trong vụ việc dân sự
1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
...
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
...
Như vậy, pháp luật không có quy định bắt buộc là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự phải có mặt tại phiên tòa sơ thẩm thì mới có quyền kháng cáo, mà ngay cả trường hợp người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự vắng mặt cũng được quyền kháng cáo.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm thì có quyền kháng cáo không? (Hình từ Internet)
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có nghĩa vụ phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm khi kháng cáo không?
Theo khoản 1 Điều 146 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí như sau:
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí
1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.
Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.
Theo quy định người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự khi kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Nội dung đơn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 272 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định nội dung đơn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm như sau:
Đơn kháng cáo
1. Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo.
Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
c) Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
d) Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
đ) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
...
Theo đó, đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
- Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.