Người có liên quan đến trồng trọt và thu hoạch rau quả tươi cần có nhận thức và trách nhiệm như thế nào?

Cho tôi hỏi về quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi thì người có liên quan đến trồng trọt và thu hoạch rau quả tươi cần có nhận thức và trách nhiệm như thế nào? Các yếu tố trong chương trình đào tạo đối với người có liên quan đến trồng trọt và thu hoạch rau quả tươi cần xem xét là gì? Câu hỏi của chị Đoan Thục (Lâm Đồng).

Lý do và mục tiêu của việc đào tạo người có liên quan đến trồng trọt và thu hoạch rau quả tươi là gì?

Theo nội dung tại Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, REV 2010) về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi, có nêu như sau:

Đào tạo
Xem TCVN 5603 Qui phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm, trừ 10.1 và 10.2.

Theo đó tại Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm có nêu:

Về mục tiêu:

Người tham gia vào quá trình chế biến thực phẩm, tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với thực phẩm cần được đào tạo và/hoặc được học về vệ sinh thực phẩm ở một mức độ phù hợp với những công việc họ phải thực hiện.

Lý do cơ bản:

Đào tạo là điều quan trọng cơ bản cho bất cứ hệ thống vệ sinh thực phẩm nào:

Việc đào tạo và/hoặc chỉ dẫn và giám sát không đầy đủ của tất cả những người có liên quan đến các hoạt động về thực phẩm, là mối đe dọa tiềm ẩn cho tính an toàn, tính phù hợp của thực phẩm cho việc tiêu dùng.

Người có liên quan đến trồng trọt và thu hoạch rau quả tươi cần có nhận thức và trách nhiệm như thế nào?

Người có liên quan đến trồng trọt và thu hoạch rau quả tươi cần có nhận thức và trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)

Người có liên quan đến trồng trọt và thu hoạch rau quả tươi cần có nhận thức và trách nhiệm như thế nào?

Về nội dung này tại tiểu mục 10.1 Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, REV 2010) có nêu:

Người có liên quan đến trồng trọt và thu hoạch phải hiểu biết về GAP, quy phạm thực hành nông nghiệp tốt, vai trò và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ rau quả tươi tránh nhiễm bẩn hoặc bị hư hỏng. Người sản xuất nông nghiệp phải có kiến thức và kỹ năng cần thiết để họ có thể thực hiện những hoạt động nông nghiệp và xử lý các loại rau quả tươi và các nguyên vật liệu nông nghiệp một cách hợp vệ sinh.

Người bao gói sản phẩm cần phải hiểu biết về GMP, quy phạm thực hành sản xuất tốt, vai trò và trách nhiệm trong việc bảo vệ rau quả tươi tránh nhiễm bẩn hoặc hư hỏng. Người đóng gói phải có kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể thực hiện các hoạt động bao gói sản phẩm và xử lý rau quả tươi theo cách giảm thiểu khả năng nhiễm bẩn vi sinh vật, hóa chất, hoặc vật lý.

Những người có liên quan đến xử lý hóa chất làm vệ sinh hoặc hóa chất có khả năng gây nhiễm bẩn khác phải được hướng dẫn kỹ thuật an toàn. Họ phải nhận thức vai trò và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ rau quả tươi tránh bị nhiễm bẩn trong quá trình làm vệ sinh và bảo dưỡng.

Các yếu tố trong chương trình đào tạo đối với người có liên quan đến trồng trọt và thu hoạch rau quả tươi cần xem xét là gì?

Theo tiểu mục 10.2 Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, REV 2010) thì các yếu tố cần xem xét khi đánh giá mức độ đào tạo, yêu cầu trong các hoạt động trồng trọt, thu hoạch và bao gói gồm:

- Bản chất của các loại rau quả tươi, đặc biệt là khả năng phát triển của các loại vi sinh vật gây bệnh.

- Các kỹ thuật canh tác nông nghiệp và nguyên vật liệu nông nghiệp được sử dụng trong quá trình sản xuất chính bao gồm cả khả năng gây ô nhiễm của vi sinh vật, hóa chất và vật lý.

- Người thực hiện nhiệm vụ liên quan đến khảo sát, các mối nguy.

- Cách thức mà các loại trái cây tươi và rau quả được chế biến và bao gói bao gồm cả khả năng nhiễm bẩn hoặc khả năng phát triển của vi sinh vật.

- Điều kiện bảo quản của các loại rau quả tươi.

- Mức độ và bản chất của quá trình xử lý hoặc chế biến tiếp theo của người tiêu dùng trước khi sử dụng.

Những chủ đề cần được xem xét đối với các chương trình đào tạo bao gồm, nhưng không giới hạn, như sau:

- Tầm quan trọng của sức khỏe và vệ sinh tốt đối với sức khỏe cá nhân và an toàn thực phẩm.

- Tầm quan trọng của việc rửa tay đối với an toàn thực phẩm và tầm quan trọng của kỹ thuật rửa tay đúng cách.

- Tầm quan trọng của việc sử dụng công trình vệ sinh để làm giảm khả năng nhiễm bẩn nông trại, sản phẩm, người làm việc và nguồn cung cấp nước.

- Kỹ thuật xử lý và bảo quản rau quả tươi hợp vệ sinh do người vận chuyển, nhà phân phối, người xử lý bảo quản và người tiêu dùng thực hiện.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,703 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào