Người có hành vi xúc phạm Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật không?

Người có hành vi xúc phạm Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật không? Tôi có thấy một clip một người có hành vi chửi bới xúc phạm Hội Thẩm nhân dân tại phiên tòa, tôi không biết hành vi này chỉ bị xử phạt hành chính thôi hay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Câu hỏi được gửi từ anh K (Tây Ninh)

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có phải tôn trọng Tòa án không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 về bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân như sau:

Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải tôn trọng Tòa án.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, danh dự của Tòa án nhân dân, cản trở hoạt động của Tòa án; người có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định, của pháp luật.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thẩm phán, Hội thẩm có quyền liên hệ với các cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác và công dân. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để Thẩm phán, Hội thẩm làm nhiệm vụ.

Theo đó thì mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức phải tôn trọng Tòa án. Nghiêm cấm mọi hành vi xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, danh dự của Tòa án nhân dân, cản trở hoạt động của Tòa án.

Người có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định, của pháp luật.

người có hành vi xúc phạm hội thẩm tại phiên toà có bị xử phạt không?

Người có hành vi xúc phạm Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ internet)

Người có hành vi xúc phạm Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 về xử phạt đối với hành vi xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án như sau:

Hành vi xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này:
a) Xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án;
b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp hành vi vi phạm của luật sư đến mức phải áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam có thời hạn theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì việc xử phạt được áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Như vậy, nếu người nào có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Mà căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 về trách nhiệm, quyền hạn của hội thẩm như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm
1. Hội thẩm Tòa án nhân dân gồm có:
a) Hội thẩm nhân dân;
b) Hội thẩm quân nhân.
2. Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo phân công của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân.
3. Hội thẩm quân nhân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự theo phân công của Chánh án Tòa án nơi mình được cử làm Hội thẩm quân nhân.
4. Hội thẩm có nghĩa vụ thực hiện sự phân công của Chánh án Tòa án, trường hợp không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do.
5. Trong 01 năm công tác mà Hội thẩm không được Chánh án Tòa án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì có quyền yêu cầu Chánh án Tòa án cho biết lý do.

Theo đó, Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo phân công của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân.

Do đó, nếu người nào có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của Hội thẩm nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Người có hành vi xúc phạm Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 391 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 139 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về Tội gây rối trật tự phiên tòa như sau:

Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp
1. Người nào tại phiên tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Dẫn đến phải dừng phiên tòa, phiên họp;
b) Hành hung Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật này.

Theo đó, nếu có đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thi người nào có hành vi thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa có thể bị truy cứu về Tội gây rối trật tự phiên tòa với khung hình phạt cao nhất là 03 năm tù tùy theo mức độ vi phạm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

682 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào