Người có hành vi phân biệt vùng miền có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác không?
Phân biệt vùng miền có phải là hành vi vi phạm quy định của Hiến pháp không?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Hiến pháp 2013, Điều 16 Hiến pháp 2013 và Điều 20 Hiến pháp 2013 được quy định như sau:
Điều 5.
...
2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
...
Điều 16.
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
...
Điều 20.
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
...
Theo quy định của pháp luật thì mọi người dù bất kì dân tộc nào cũng phải tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và không bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Trong Hiến pháp có nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Như vậy, có thể thấy hành vi phân biệt vùng miền là hành vi vi phạm những quy định trong hiến pháp.
Người có hành vi phân biệt vùng miền có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác không? (hình từ internet)
Người có hành vi phân biệt vùng miền có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác không?
Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 được quy định như sau:
Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
Theo quy định của pháp luật thì người nào xúc phạm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Ngoài ra, những hành vi sau đây có thể bị tăng nặng hình phạt tù từ 03 tháng đến 2 năm:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với 02 người trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với người đang thi hành công vụ;
- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 31% đến 60%.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 61% trở lên;
- Làm nạn nhân tự sát.
Như vậy, người có hành vi phân biệt vùng miền có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác với mức truy cứu nhẹ nhất là bị phạt cảnh cáo và nặng nhất là phạt tù đến 05 năm nếu việc phân biệt vùng miền này nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Người phạm tội lần đầu thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Theo điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 có đề cập về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
...
Theo quy định này thì người phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng thì có thể là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên cần lưu ý:
- Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
- Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật Hình sự hiện hành quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
(theo khoản 2 và khoản 3 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.