Người có hành vi ngăn cản quyền thành lập Hội đấu tranh vì nữ quyền của công dân thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Tôi có vấn đề này cần nhờ hỗ trợ, tôi có dự định sắp tới thành lập Hội "đấu tranh vì nữ quyền" với mong muốn sẽ mang lợi nhiều quyền lợi phát triển cho chị em phụ nữ. Vậy xin cho hỏi, để thành lập Hội, tôi cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục thế nào? Trong trường hợp có phát sinh như có người ngăn cản không cho tôi thành lập Hội này thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự gì hay không? - Câu hỏi của chị Yến (Quảng Trị).

Điều kiện để thành lập Hội đấu tranh vì nữ quyền cần đáp ứng những gì?

Về các điều kiện để thành lập Hội, chị có thể xem xét tại Điều 5 Nghị định 45/2010/NĐ-CP có quy định như sau:

- Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.

- Có điều lệ;

- Có trụ sở;

- Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:

+ Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+ Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+ Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+ Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

+ Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh;

Hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập hiệp hội.

Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định 45/2010/NĐ-CP xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.

Ngăn cản quyền thành lập Hội của công dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Ngăn cản quyền thành lập Hội của công dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)

Hồ sơ xin phép thành lập Hội đấu tranh vì nữ quyền gồm những giấy tờ tài liệu gì?

Theo Điều 7 Nghị định 45/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 33/2012/NĐ-CP có quy định như sau:

Hồ sơ xin phép thành lập hội
1. Đơn xin phép thành lập hội.
2. Dự thảo điều lệ.
4. Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
5. Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
6. Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.
7. Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

Như vậy, về hồ sơ xin phép thành lập Hội bao gồm những giấy tờ tài liệu sau đây:

- Đơn xin phép thành lập hội.

- Dự thảo điều lệ.

- Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

- Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.

- Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.

- Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).

Người có hành vi ngăn cản quyền thành lập Hội đấu tranh vì nữ quyền của công dân thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định thì:

Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của công dân
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác lập hội, hội họp hợp pháp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Từ quy định trên thì người nào có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác lập Hội hợp pháp mà đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Như vậy đối với trường hợp người có hành vi ngăn cản, cản trở quyền thành lập Hội đấu tranh vì nữ quyền của công dân thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Bên cạnh đó, còn xét nếu có các yếu tố như phạm tội thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

- Có tổ chức;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Dẫn đến biểu tình;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,164 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào