Người có hành vi bạo lực gia đình như thế nào thì được giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình?
Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình là gì?
Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình được quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
2. Cấm tiếp xúc là biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần người bị bạo lực gia đình hoặc sử dụng phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Nơi tạm lánh là địa điểm để bảo đảm an toàn cho người bị bạo lực gia đình.
4. Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình là quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng ứng xử, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, kiểm soát hành vi, giải quyết mâu thuẫn giúp người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt bạo lực gia đình.
Như vậy, theo quy định, giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình được hiểu là quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng ứng xử, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, kiểm soát hành vi, giải quyết mâu thuẫn giúp người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt bạo lực gia đình.
Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình là gì? (Hình từ Internet)
Người có hành vi bạo lực gia đình như thế nào thì được giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình?
Việc giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình được quy định tại Điều 31 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình
1. Người có hành vi bạo lực gia đình được giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình; tham gia dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình do cơ sở phòng, chống bạo lực gia đình cung cấp.
2. Nội dung giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình;
b) Nhận diện các hành vi bạo lực gia đình và trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình;
c) Kỹ năng ứng xử, phòng ngừa, xử lý mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình;
d) Kiến thức và kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực gia đình; giải tỏa áp lực, căng thẳng;
đ) Các nội dung khác.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và tổ chức thực hiện việc giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình đối với người có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, theo quy định, người có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì được giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.
Nội dung giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình đối với người có hành vi bạo lực gia đình bao gồm những gì?
Nội dung giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình được quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình
1. Người có hành vi bạo lực gia đình được giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình; tham gia dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình do cơ sở phòng, chống bạo lực gia đình cung cấp.
2. Nội dung giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình;
b) Nhận diện các hành vi bạo lực gia đình và trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình;
c) Kỹ năng ứng xử, phòng ngừa, xử lý mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình;
d) Kiến thức và kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực gia đình; giải tỏa áp lực, căng thẳng;
đ) Các nội dung khác.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và tổ chức thực hiện việc giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình đối với người có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, theo quy định, nội dung giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình đối với người có hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
(1) Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình;
(2) Nhận diện các hành vi bạo lực gia đình và trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình;
(3) Kỹ năng ứng xử, phòng ngừa, xử lý mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình;
(4) Kiến thức và kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực gia đình; giải tỏa áp lực, căng thẳng;
(5) Các nội dung khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.