Người chưa từng sinh con có thể mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giúp cho người khác hay không?

Tôi có một thắc mắc liên quan đến vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Cụ thể vợ chồng tôi đã chung sống với nhau hơn 10 năm nhưng không thể có con. Chúng tôi quyết định nhờ người mang thai hộ, người mang hộ này trước đó chưa từng sinh con. Vậy cho tôi hỏi người chưa từng sinh con có thể mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giúp cho người khác hay không? Tôi rất mong nhận được câu trả lời trong khoảng thời gian sớm nhất có thể. Câu hỏi của chị Quỳnh Như ở Hà Tĩnh.

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có bắt buộc phải lập thành văn bản không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:

Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
...

Theo quy định trên, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và bắt buộc phải được lập thành văn bản.

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Hình từ Internet)

Người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được chi trả những khoản chi phí nào để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 32/2016/TT-BYT quy định về các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:

Các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Các chi phí bắt buộc bên nhờ mang thai hộ chi trả:
a) Chi phí đi lại tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được tư vấn, khám, kiểm tra, theo dõi sức khỏe, thực hiện dịch vụ, kỹ thuật y tế: xác định theo giá ghi trên vé, hóa đơn, hoặc giấy biên nhận thanh toán với chủ phương tiện.
b) Chi phí liên quan đến y tế gồm:
- Chi phí thực hiện các dịch vụ tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, kỹ thuật y tế trong việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản được chi trả căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người mang thai hộ theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do cấp có thẩm quyền quy định áp dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh;
- Chi phí các loại thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế chưa được tính vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được chi trả căn cứ các hóa đơn, chứng từ thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng cho người mang thai hộ theo chỉ định của bác sỹ, phù hợp với quy định, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Y tế và giá mua theo quy định của pháp luật;
- Các dịch vụ chưa được cấp có thẩm quyền quy định giá thì thanh toán theo hóa đơn, chứng từ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ chi phí thực tế thực hiện dịch vụ.
c) Chi phí dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe cho người mang thai hộ, chi phí các vật dụng chăm sóc vệ sinh cá nhân trước, trong và sau sinh cho người mang thai hộ theo thỏa thuận giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ: xác định theo hóa đơn (nếu có) hoặc giấy biên nhận.
2. Các chi phí khác ngoài quy định tại Điều 1 và Khoản 1 Điều này do hai bên tự thỏa thuận: xác định theo văn bản thỏa thuận giữa hai bên.

Theo đó, bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có nghĩa vụ chi trả những khoản phí được quy định tại khoản 1 Điều 3 nêu trên cho người mang thai hộ để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người này.

Ngoài những chi phí được quy định tại khoản 1 Điều 3 nêu trên thì các bên có thể thỏa thuận thêm những khoản chi phí khác, và việc thỏa thuận này phải được lập thành văn bản.

Người chưa từng sinh con có thể mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giúp cho người khác hay không?

Theo khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện của người được nhờ mang thai hộ như sau:

Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
...
3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
...

Như vậy, người được nhờ mang thai hộ phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 3 Điều 95 nêu trên.

Trong đó có điều kiện người mang thai hộ phải là người đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần.

Do đó, người chưa từng sinh con không thể mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giúp cho người khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,093 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào