Người chỉ huy chữa cháy cần làm gì khi nơi xảy ra cháy lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến kịp?

Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có nhiệm vụ gì? Ngoài ra, người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có các quyền gì? Người chỉ huy chữa cháy cần làm gì khi nơi xảy ra cháy lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến kịp? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Phú Vinh - Ninh Bình.

Người chỉ huy chữa cháy cần làm gì khi nơi xảy ra cháy lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến kịp?

Theo khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001khoản 2 Điều 2 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định như sau:

Trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến kịp thì người chỉ huy chữa cháy được quy định như sau:

- Cháy tại cơ sở thì người đứng đầu cơ sở là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp người đứng đầu cơ sở vắng mặt thì đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy;

- Cháy tại thôn thì trưởng thôn là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp người này vắng mặt thì đội trưởng đội dân phòng hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy;

- Cháy phương tiện giao thông cơ giới đang lưu thông thì người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp không có người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện thì người điều khiển phương tiện là người chỉ huy chữa cháy;

- Cháy rừng nếu chủ rừng là cơ quan, tổ chức thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy, trưởng thôn, tại nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy; nếu chủ rừng là hộ gia đình hoặc cá nhân thì trưởng thôn hoặc người được uỷ quyền tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.

Người đứng đầu đơn vị kiểm lâm hoặc người được uỷ quyền tại nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy;

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) trở lên có mặt tại đám cháy là người chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy.

Người chỉ huy chữa cháy

Người chỉ huy chữa cháy

Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có nhiệm vụ gì?

Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy
1. Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy:
a) Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước, chất và vật liệu chữa cháy để chữa cháy;
b) Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy;
c) Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự;
d) Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế;
đ) Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy;
e) Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy;
g) Tổ chức thông tin về vụ cháy;
h) Quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy;
i) Phối hợp tổ chức bảo vệ hiện trường vụ cháy;
k) Tổ chức rút kinh nghiệm vụ cháy;
l) Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.
...

Như vậy, nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy bao gồm:

- Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước, chất và vật liệu chữa cháy để chữa cháy;

- Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy;

- Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự;

- Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế;

- Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy;

- Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy;

- Tổ chức thông tin về vụ cháy;

- Quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy;

- Phối hợp tổ chức bảo vệ hiện trường vụ cháy;

- Tổ chức rút kinh nghiệm vụ cháy;

- Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.

Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có các quyền gì?

Theo khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định về quyền và trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy như sau:

Như vậy, người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có các quyền sau đây:

- Huy động ngay lực lượng và phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy để chữa cháy;

- Quyết định khu vực chữa cháy, các biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình, địa vật lân cận để chữa cháy;

- Cấm người và phương tiện không có nhiệm vụ qua lại khu vực chữa cháy; huy động người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để chữa cháy;

- Quyết định phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản trong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
7,373 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào