Người chỉ huy cần xử lý như thế nào khi đang đến địa điểm báo cháy nhưng gặp một đám cháy khác trên đường?

Cho tôi hỏi sau khi tiếp nhận thông tin báo cháy người chỉ huy đơn vị chữa cháy có thể điều động ít nhất bao nhiêu phương tiện chữa cháy để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy? Trường hợp đang đi đến nơi chữa cháy mà phát sinh một đám cháy khác trên đường đì thì người chỉ huy cần xử lý thế nào? Câu hỏi của anh Ngọc Chiến từ Nam Định.

Người chỉ huy đơn vị chữa cháy có những nhiệm vụ nào theo quy định pháp luật?

Căn cứ Điều 22 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy như sau:

Nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy
1. Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy:
a) Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước, chất và vật liệu chữa cháy để chữa cháy;
b) Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy;
c) Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự;
d) Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế;
đ) Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy;
e) Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy;
g) Tổ chức thông tin về vụ cháy;
h) Quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy;
i) Phối hợp tổ chức bảo vệ hiện trường vụ cháy;
k) Tổ chức rút kinh nghiệm vụ cháy;
l) Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.

Như vậy, người chỉ huy đơn vị chữa cháy cần thực hiện những nhiệm vụ theo quy định pháp luật nêu trên.

Người chỉ huy cần xử lý như thế nào khi đang đến địa điểm báo cháy nhưng gặp một đám cháy khác trên đường?

Người chỉ huy cần xử lý như thế nào khi đang đến địa điểm báo cháy nhưng gặp một đám cháy khác trên đường? (Hình từ Internet)

Người chỉ huy có thể điều động ít nhất bao nhiêu phương tiện chữa cháy để thực hiện nhiệm vụ?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về việc điều động phương tiện chữa cháy như sau:

Điều động, huy động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Sau khi nhận được thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trực chỉ huy đơn vị phải đánh giá nhanh tình huống cháy, sự cố, tai nạn và ra lệnh điều động ngay lực lượng, phương tiện của đơn vị đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm xử lý tình huống một cách nhanh chóng, kịp thời, nhưng không được điều động ít hơn 02 phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới đi làm nhiệm vụ. Lệnh điều động có thể bằng lời nói nhưng ngay sau khi kết thúc nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được thể hiện bằng văn bản theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, sau khi nhận được thông tin báo cháy trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ, chỉ huy đơn vị phải đánh giá nhanh tình huống cháy, sự cố, tai nạn và ra lệnh điều động ngay lực lượng, phương tiện của đơn vị đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm xử lý tình huống một cách nhanh chóng, kịp thời, nhưng không được điều động ít hơn 02 phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới đi làm nhiệm vụ.

Như vậy, tùy vào tình huống cháy mà người chỉ huy sẽ quyết định số lượng phương tiện chữa cháy được điều động nhưng không được ít hơn 02 phương tiện.

Người chỉ huy cần xử lý như thế nào khi đang đến địa điểm báo cháy nhưng gặp một đám cháy khác trên đường?

Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về trách nhiệm của người chỉ huy khi đang đi đến nơi xảy ra cháy như sau:

Điều động, huy động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
...
4. Khi đang trên đường đến nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn, chỉ huy đơn vị được huy động, điều động tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm:
a) Thường xuyên giữ liên lạc với bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin của đơn vị mình và Trung tâm thông tin chỉ huy 114 để cập nhật thông tin, tình hình diễn biến của đám cháy, sự cố, tai nạn;
b) Khi gặp khó khăn, trở ngại, chỉ huy đơn vị đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải kịp thời báo cáo chỉ huy cấp trên trực tiếp biết để chỉ đạo, xử lý; đồng thời, tìm cách khắc phục khó khăn, trở ngại để đưa lực lượng, phương tiện đến nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn một cách an toàn và nhanh nhất;
c) Khi gặp một đám cháy hoặc sự cố, tai nạn khác thì chỉ huy đơn vị đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ căn cứ tính chất, mức độ vụ việc có quyền quyết định để lại một phần lực lượng, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhưng phải báo cáo chỉ huy cấp trên trực tiếp hoặc thông báo cho bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin của đơn vị biết để điều động bổ sung lực lượng, phương tiện đi làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
d) Khi nhận được thông tin đám cháy đã được dập tắt hoặc sự cố, tai nạn đã được xử lý, khắc phục xong từ cán bộ, chiến sĩ trực tại Trung tâm thông tin chỉ huy 114 hoặc bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin của đơn vị thì chỉ huy đơn vị đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải báo cáo chỉ huy cấp trên trực tiếp biết và tiếp tục cử một phần lực lượng, phương tiện phù hợp đến hiện trường để nắm thông tin vụ việc theo quy định.

Như vậy, khi gặp một đám cháy khác khi đang trên đường đến địa điểm báo cháy thì người chỉ huy đơn vị đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ căn cứ tính chất, mức độ vụ việc mà quyết định để lại một phần lực lượng, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tuy nhiên, người chỉ huy cần phải báo cáo chỉ huy cấp trên trực tiếp hoặc thông báo cho bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin của đơn vị biết để điều động bổ sung lực lượng, phương tiện đi làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,953 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào