Người bị truy nã về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp tài sản (đủ cấu thành tội phạm) thì giải quyết như thế nào?

Người bị truy nã về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp tài sản (giá trị tài sản đủ cấu thành tội phạm) thì giải quyết như thế nào? Mong nhận được tư vấn, xin cảm ơn!

Người bị truy nã về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp tài sản (đủ cấu thành tội phạm) thì giải quyết như thế nào?

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC có hướng dẫn đối với trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn phạm tội mới hoặc quá trình điều tra còn phát hiện hành vi phạm tội khác của bị can, bị cáo như sau:

"1. Trường hợp người đang bị truy nã trong quá trình bỏ trốn phạm tội mới và bị bắt giữ thì Cơ quan điều tra thụ lý vụ án mới thông báo bằng văn bản cho Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã trước đó biết để ra quyết định đình nã và phối hợp điều tra theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người đang bị truy nã trong quá trình bỏ trốn phạm tội mới và tiếp tục bỏ trốn thì Cơ quan điều tra thụ lý vụ án mới ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra quyết định truy nã bị can về tội danh mới và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã trước đó để phối hợp truy bắt.
3. Trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn và đã có quyết định truy nã nhưng sau đó cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xác định ngoài tội danh bị truy nã bị can, bị cáo còn phạm tội khác nữa, trong trường hợp này Cơ quan điều tra phải làm các thủ tục để ra quyết định truy nã tiếp về tội danh mới phát hiện đó."

Theo đó, người đang có quyết định truy nã về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp tài sản (giá trị tài sản đủ cấu thành tội phạm) và tiếp tục bỏ trốn thì Cơ quan điều tra thụ lý vụ án mới ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra quyết định truy nã bị can về tội danh mới và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã trước đó để phối hợp truy bắt.

Người bị truy nã về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp tài sản (đủ cấu thành tội phạm) thì giải quyết như thế nào?

Người bị truy nã về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp tài sản (đủ cấu thành tội phạm) thì giải quyết như thế nào?

Khi phát hiện người bị truy nã bỏ trốn về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp tài sản thì người dân có quyền bắt hay không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bắt người đang bị truy nã như sau:

"1. Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền."

Như vậy, đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Và có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

Trường hợp người bị truy nã ra đầu thú thì giải quyết như thế nào?

Tại Điều 16 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về giải quyết trường hợp người bị truy nã ra đầu thú như sau:

"1. Khi có người bị truy nã đến đầu thú thì các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất biết để cử người đến tiếp nhận và lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú. Trường hợp người bị truy nã ra đầu thú tại cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân các cấp thì các cơ quan này phải lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú và giải ngay người đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi tiếp nhận người bị truy nã ra đầu thú, Cơ quan điều tra phải lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú (nếu cơ quan bàn giao chưa lập biên bản) và lấy lời khai về hành vi phạm tội, quá trình trốn, lý do đầu thú và những vấn đề khác có liên quan.
3. Người phạm tội bị truy nã ra đầu thú thì được xem xét là một tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự.
4. Người có quyết định thi hành án phạt tù bỏ trốn bị truy nã ra đầu thú nhưng đang bị bệnh hiểm nghèo (có kết luận của Hội đồng y khoa Bệnh viện cấp tỉnh trở lên), phụ nữ có thai (có xác nhận của Bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên), người đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người lao động duy nhất trong gia đình (có xác nhận của chính quyền địa phương) nếu phải chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thì Tòa án có thể cho tạm hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định tại Điều 61 Bộ luật hình sự."

Trường hợp người bị truy nã ra đầu thú thì các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất biết để cử người đến tiếp nhận và lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú. Trường hợp người bị truy nã ra đầu thú tại cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân các cấp thì các cơ quan này phải lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú và giải ngay người đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Và lấy lời khai về hành vi phạm tội, quá trình trốn, lý do đầu thú và những vấn đề khác có liên quan.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,469 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào