Người bị thương nặng do tai nạn lao động nghiêm trọng có được nhận trợ giúp xã hội khẩn cấp hay không?
Người bị thương nặng do tai nạn lao động nghiêm trọng có được nhận trợ giúp xã hội khẩn cấp hay không?
Người bị thương nặng do tai nạn lao động nghiêm trọng có được nhận trợ giúp xã hội khẩn cấp hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng như sau:
Hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng
1. Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Trình tự xem xét hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
2. Trường hợp người bị thương nặng ngoài nơi cư trú quy định tại khoản 1 Điều này mà không có người thân thích chăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗ trợ theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Như vậy, người bị thương nặng do tai nạn lao động nghiêm trọng có thể được nhận trợ giúp xã hội khẩn cấp, cụ thể họ sẽ được hỗ trợ chi phí điều trị.
Người bị thương nặng do tai nạn lao động có được hưởng khoản tiền hỗ trợ cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội hay không?
Hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 20/2021/NĐ-CP như sau:
Hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng
1. Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Đồng thời, theo quy định của khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về mức chuẩn trợ giúp xã hội như sau:
Mức chuẩn trợ giúp xã hội
1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
3. Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
Như vậy, người bị thương nặng do tai nạn lao động có thể được hưởng khoản tiền hỗ trợ cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
Người bị thương nặng do tai nạn lao động được xem xét hỗ trợ với mức tối thiểu là 3.600.000 đồng/tháng.
Nhà nước có những chính sách gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Căn cứ tại Điều 4 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.
- Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.
- Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
- Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.
Tóm lại, người bị thương nặng do tai nạn lao động nghiêm trọng có thể được nhận trợ giúp xã hội khẩn cấp, cụ thể họ sẽ được hỗ trợ chi phí điều trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.