Người bị thiệt hại muốn được hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường Nhà nước phải làm đơn như thế nào?
- Người bị thiệt hại muốn được hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường Nhà nước phải làm đơn như thế nào?
- Hướng dẫn cách ghi mẫu văn bản yêu cầu hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường Nhà nước
- Việc hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường Nhà nước có thể từ chối trong những trường hợp nào?
Người bị thiệt hại muốn được hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường Nhà nước phải làm đơn như thế nào?
Căn cứ theo Mẫu số 02/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 09/2019/TT-BTP quy định về mẫu văn bản yêu cầu hướng dẫn như sau:
Tải mẫu văn bản yêu cầu hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường Nhà nước. Tại đây.
Hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách ghi mẫu văn bản yêu cầu hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường Nhà nước
Căn cứ theo Mẫu số 02/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 09/2019/TT-BTP hướng dẫn cách ghi như sau:
Hướng dẫn sử dụng Mẫu số 02/BTNN:
(1) Ghi tên cơ quan hướng dẫn.
(2) Ghi tên cá nhân, tổ chức có yêu cầu hướng dẫn.
(3) Ghi nơi cư trú tại thời điểm gửi văn bản yêu cầu hướng dẫn. Nếu người yêu cầu hướng dẫn là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu người yêu cầu hướng dẫn là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
(4) Ghi chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, số, ngày cấp, nơi cấp loại giấy tờ tương ứng của cá nhân người yêu cầu hướng dẫn. Trường hợp người yêu cầu hướng dẫn là tổ chức ghi số, ngày cấp, nơi cấp Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép hoặc các giấy tờ có giá trị như giấy phép theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
(5) Ghi một trong các trường hợp:
- Người bị thiệt hại;
- Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;
- Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự;
- Cá nhân, pháp nhân được người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết hoặc tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu hướng dẫn.
(6) Ghi rõ những nội dung yêu cầu hướng dẫn theo quy định tại Điều 6 Thông tư 09/2019/TT-BTP
(7) Ghi tên văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường (số hiệu, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành và trích yếu của văn bản).
(8) Ghi rõ các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan đến yêu cầu bồi thường (nếu có).
(9) Ghi địa điểm làm văn bản yêu cầu hướng dẫn.
(10) Trường hợp là cá nhân thì ký và ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp là tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của tổ chức ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên.
Việc hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường Nhà nước có thể từ chối trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 09/2019/TT-BTP quy định như sau:
Từ chối, chấm dứt hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước
1. Việc từ chối yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
b) Yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn không liên quan đến vụ việc yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại;
c) Vụ việc có yêu cầu hướng dẫn nhưng chưa có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
d) Vụ việc yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn đã được cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ, hướng dẫn nhưng người bị thiệt hại tiếp tục yêu cầu cơ quan đó hỗ trợ, hướng dẫn mà vụ việc không có thêm tình tiết mới;
đ) Vụ việc yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn không thuộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ, hướng dẫn quy định tại Điều 5 và Điều 7 Thông tư này;
e) Vụ việc bị đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 51 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
g) Người yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn không phải đối tượng áp dụng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 2 của Thông tư này.
...
Theo đó, việc hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường Nhà nước có thể từ chối trong những trường hợp sau:
- Yêu cầu hướng dẫn không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
- Yêu cầu hướng dẫn không liên quan đến vụ việc yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại;
- Vụ việc có yêu cầu hướng dẫn nhưng chưa có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
- Vụ việc yêu cầu hướng dẫn đã được cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ, hướng dẫn nhưng người bị thiệt hại tiếp tục yêu cầu cơ quan đó hướng dẫn mà vụ việc không có thêm tình tiết mới;
- Vụ việc yêu cầu hướng dẫn không thuộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn quy định tại Điều 5 và Điều 7 Thông tư này;
- Vụ việc bị đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 51 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
- Người yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn không phải đối tượng áp dụng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 2 của Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.