Người bị thiệt hại khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước trái pháp luật được yêu cầu cơ quan nhà nước phải hoàn trả những gì?
- Người bị thiệt hại khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước trái pháp luật được yêu cầu cơ quan nhà nước phải hoàn trả những gì?
- Khoảng thời gian làm căn cứ tính lãi để bồi thường khi bị yêu cầu nộp tiền vào ngân sách trái pháp luật được xác định thế nào?
- Để được yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm thì văn bản yêu cầu bồi thường thì cần có những nội dung như thế nào?
Người bị thiệt hại khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước trái pháp luật được yêu cầu cơ quan nhà nước phải hoàn trả những gì?
Yêu cầu nộp tiền vào ngân sách nhà nước trái pháp luật (Hình từ Internet)
Tại Điều 23 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm do yêu cầu nộp tiền vào ngân sách nhà nước trái pháp luật được tính như sau:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
...
4. Trường hợp các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải hoàn trả các khoản tiền đó và khoản lãi cho người bị thiệt hại.
Trường hợp các khoản tiền đó là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính là khoản lãi vay hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp các khoản tiền đó không phải là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính theo lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trường hợp không có thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Dân sự tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này.
Trường hợp các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải hoàn trả các khoản tiền đó và khoản lãi cho người bị thiệt hại.
Các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính là khoản lãi vay hợp pháp theo quy định
Các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước không phải là khoản vay có lãi thì khoản lãi được tính theo lãi suất phát sinh do chậm trả tiền trong trường hợp không có thỏa thuận.
Khoảng thời gian làm căn cứ tính lãi để bồi thường khi bị yêu cầu nộp tiền vào ngân sách trái pháp luật được xác định thế nào?
Tại Điều 4 Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Khoảng thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều 23 của Luật
....
3. Khoảng thời gian để tính Khoản lãi quy định tại Khoản 4 Điều 23 của Luật đối với Khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước hoặc bị tịch thu, thi hành án, đã đặt để bảo đảm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bị tịch thu, bị thi hành án, đặt tiền để bảo đảm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại Khoản tiền đó.
....
5. Trường hợp đến thời điểm thụ lý, giải quyết mà thiệt hại quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và điểm a Khoản 4 Điều này chưa chấm dứt thì Khoảng thời gian được tính từ ngày phát sinh thiệt hại thực tế đến thời điểm thụ lý, giải quyết.
Khoảng thời gian để tính Khoản lãi đối với Khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước hoặc bị tịch thu, thi hành án, đã đặt để bảo đảm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bị tịch thu, bị thi hành án, đặt tiền để bảo đảm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại Khoản tiền đó.
Trường hợp đến thời điểm thụ lý, giải quyết mà thiệt hại chưa chấm dứt thì Khoảng thời gian được tính từ ngày phát sinh thiệt hại thực tế đến thời điểm thụ lý, giải quyết.
Để được yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm thì văn bản yêu cầu bồi thường thì cần có những nội dung như thế nào?
Tại Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định văn bản yêu cầu bồi thường thì cần có những nội dung sau
Hồ sơ yêu cầu bồi thường
....
3. Văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người yêu cầu bồi thường;
b) Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu bồi thường;
c) Hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
d) Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
đ) Thiệt hại, cách tính và mức yêu cầu bồi thường;
e) Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có);
g) Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
h) Yêu cầu phục hồi danh dự (nếu có);
i) Yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).
Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, g và h khoản này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.