Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính là người nước ngoài thì người ra quyết định tạm giữ phải báo cáo việc tạm giữ với ai?
- Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính là người nước ngoài thì người ra quyết định tạm giữ phải báo cáo việc tạm giữ với ai?
- Khi phát hiện người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có thương tích thì người được giao nhiệm vụ quản lý người bị tạm giữ có trách nhiệm gì?
- Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính là bao lâu?
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính là người nước ngoài thì người ra quyết định tạm giữ phải báo cáo việc tạm giữ với ai?
Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính là người nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 142/2021/NĐ-CP như sau:
Thông báo quyết định tạm giữ
1. Việc thông báo quyết định tạm giữ người được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp không thông báo được thì phải báo cho người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính biết và ghi rõ lý do vào Sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính.
2. Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính là người nước ngoài thì người ra quyết định tạm giữ phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết để thông báo cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người đó là công dân biết; đồng thời, phối hợp với Bộ Ngoại giao thu xếp cho đại diện của cơ quan lãnh sự hoặc đại diện cơ quan ngoại giao của nước đó thăm gặp lãnh sự nếu có yêu cầu và phối hợp xử lý các vấn đề đối ngoại khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định, trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính là người nước ngoài thì người ra quyết định tạm giữ phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết để thông báo cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người đó là công dân biết;
Đồng thời, phối hợp với Bộ Ngoại giao thu xếp cho đại diện của cơ quan lãnh sự hoặc đại diện cơ quan ngoại giao của nước đó thăm gặp lãnh sự nếu có yêu cầu và phối hợp xử lý các vấn đề đối ngoại khác có liên quan.
Người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính là người nước ngoài thì người ra quyết định tạm giữ phải báo cáo việc tạm giữ với ai? (Hình từ Internet)
Khi phát hiện người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có thương tích thì người được giao nhiệm vụ quản lý người bị tạm giữ có trách nhiệm gì?
Trường hợp phát hiện thấy người bị tạm giữ có thương tích được quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 142/2021/NĐ-CP như sau:
Quản lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
Người được giao nhiệm vụ quản lý người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có trách nhiệm thường xuyên giám sát, bảo vệ, trông coi người bị tạm giữ.
1. Trường hợp phát hiện thấy người bị tạm giữ có thương tích, có biểu hiện về tâm lý, sức khỏe, hành vi không bình thường thì phải lập biên bản về tình trạng sức khỏe của người bị tạm giữ và báo cáo ngay với người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Trường hợp phát hiện những tình tiết có liên quan đến vụ việc vi phạm hoặc phát hiện người bị tạm giữ cất giấu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tang vật, phương tiện vi phạm thì phải lập biên bản về việc phát hiện những tình tiết liên quan và biên bản tạm giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đó.
...
Như vậy, theo quy định, khi phát hiện người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có thương tích thì người được giao nhiệm vụ quản lý người bị tạm giữ phải lập biên bản về tình trạng sức khỏe của người bị tạm giữ.
Đồng thời, báo cáo ngay với người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính là bao lâu?
Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính được quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 61 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
...
3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; trường hợp tạm giữ người vi phạm hành chính ở khu vực biên giới hoặc vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm người vi phạm được áp giải đến nơi tạm giữ.
Đối với trường hợp tạm giữ để xác định tình trạng nghiện ma túy theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 05 ngày, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.
4. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 06 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.
...
Như vậy, theo quy định, thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính là không quá 12 giờ.
Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với trường hợp tạm giữ để xác định tình trạng nghiện ma túy thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 05 ngày, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.