Người bị tạm giữ có những quyền nào? Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ được quy định thế nào?
Người bị tạm giữ có những quyền nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về quyền của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:
a) Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;
b) Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
c) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;
d) Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
đ) Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
e) Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;
g) Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;
h) Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;
i) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;
k) Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.
...
Theo đó, người bị tạm giữ có những quyền được quy định tại khoản 1 Điều 9 nêu trên.
Người bị tạm giữ có những quyền nào? Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 về chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:
Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Cơ sở giam giữ được trang bị hệ thống truyền thanh. Trung bình hai mươi người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ sở giam giữ có dưới hai mươi người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì được cấp một tờ báo địa phương hoặc báo trung ương. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nghe đài phát thanh, đọc báo. Nếu có điều kiện thì tổ chức cho họ xem chương trình truyền hình địa phương và trung ương.
Theo quy định trên, cơ sở giam giữ được trang bị hệ thống truyền thanh. Và trung bình hai mươi người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ sở giam giữ có dưới hai mươi người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì được cấp một tờ báo địa phương hoặc báo trung ương.
Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nghe đài phát thanh, đọc báo.
Và trong trường hợp có điều kiện thì tổ chức cho họ xem chương trình truyền hình địa phương và trung ương.
Có bắt buộc phải công khai chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ không?
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 81/2019/TT-BCA quy định về những nội dung phải công khai như sau:
Những nội dung phải công khai
1. Quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam; nội quy cơ sở giam giữ; danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam.
2. Tình hình chấp hành nội quy cơ sở giam giữ, sức khỏe của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật.
3. Chế độ, tiêu chuẩn ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ.
4. Quy định về việc gặp thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam; các trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự.
5. Quy định về việc giải quyết cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nhận quà; việc hủy bỏ đồ vật thuộc danh mục cấm mang vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam; việc gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật.
6. Hình thức xử lý kỷ luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy cơ sở giam giữ; khen thưởng người bị tạm giữ, người bị tạm giam có thành tích, lập công.
....
Như vậy, chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ là một trong những nội dung bắt buộc phải công khai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.