Người bị rối loạn nhận biết ở mắt có được đăng ký thi bằng lái xe máy hạng A1 theo quy định hay không?

Cho tôi hỏi người bị rối loạn nhận biết ở mắt có được đăng ký thi bằng lái xe máy hạng A1 (hay còn gọi là xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3) hay không? Người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt thì có được học lái xe hạng A1 không? Câu hỏi của anh P.M.C từ Khánh Hòa.

Người bị rối loạn nhận biết ở mắt có được đăng ký thi bằng lái xe máy hạng A1 theo quy định hay không?

Tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe máy được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT như sau:

Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe
1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe” tại Phụ lục số 01.
2. Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi - lanh dưới 50 cm3.

Đồng thời, căn cứ Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định như sau:

Người bị rối loạn nhận biết ở mắt có được đăng ký thi bằng lái xe máy hạng A1 theo quy định hay không?Như vậy, theo quy định, nếu người bị rối loạn nhận biết ở mắt 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây thì không đủ điều kiện để lái xe theo hạng A1.

Do đó, nếu người bị rối loạn nhận biết ở mắt không thuộc vào các màu trên thì vẫn có thể đăng ký thi bằng lái xe máy hạng A1 (hay còn gọi là xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3).

Người bị rối loạn nhận biết ở mắt có được đăng ký thi bằng lái xe máy hạng A1 theo quy định hay không?

Người bị rối loạn nhận biết ở mắt có được đăng ký thi bằng lái xe máy hạng A1 theo quy định hay không? (Hình từ Internet)

Người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt thì có được học lái xe hạng A1 không?

Việc học lái xe hạng A1 đối với người đồng bào dân tộc thiểu số được quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT và bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT) như sau:

Hồ sơ của người học lái xe
1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
...
3. Người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại điểm b và điểm d khoản 1 Điều này;
b) Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này; giấy xác nhận có giá trị 01 năm kể từ ngày ký xác nhận; cá nhân ký tên hoặc điểm chỉ vào giấy xác nhận.

Như vậy, theo quy định, người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt được tham gia học lái xe hạng A1.

Hồ sơ đăng ký tham gia học lái xe hạng A1 bao gồm:

(1) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

(2) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

(3) Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt.

Lưu ý: Giấy xác nhận có giá trị 01 năm kể từ ngày ký xác nhận; cá nhân ký tên hoặc điểm chỉ vào giấy xác nhận.

Bằng lái xe máy hạng A1 có thời hạn bao lâu?

Thời hạn của bằng lái xe được quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT) như sau:

Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
5. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.

Như vậy, theo quy định, bằng lái xe máy hạng A1 không có thời hạn.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,105 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào