Người bị rối loạn nhận biết màu có thi lái xe B2 được không? Tiêu chuẩn sức khỏe về mắt đối với hạng B2?

Hạng B2 cấp cho những đối tượng nào? Thi lái xe B2 gồm những phần thi gì? Người bị rối loạn nhận biết màu có thi lái xe B2 được hay không? Tiêu chuẩn sức khỏe về mắt đối với hạng B2? câu hỏi của anh X (Hải Phòng).

Người bị rối loạn nhận biết màu có thi lái xe B2 được hay không? Tiêu chuẩn sức khỏe về mắt đối với hạng B2?

Theo Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe thuộc Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định như sau:

Theo đó, trường hợp người lái xe bị rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản đỏ, vàng và xanh lá cây thì không đủ điều kiện dự thi lái xe B2.

Trường hợp bị rối loạn nhận biết màu nhưng không thuộc 03 màu kể trên và đảm bảo các tiêu chuẩn khác về sức khỏe cũng như cái yêu cầu để dự thi lái xe B2 thì vẫn có thể dự thi.

Ngoài ra, người dự thi còn không được mắc các bệnh (tật) về mắt như sau:

- Thị trường ngang hai mắt (chiều mũi - thái dương): < 160 mở rộng về bên phải < 70°, mở rộng về bên trái < 70°.

- Thị trường đứng (chiều trên-dưới) trên dưới đường ngang <30°.

- Bán manh, ám điểm góc.

- Song thị.

- Các bệnh chói sáng.

- Giảm thị lực lúc chập tối (quáng gà).

Người bị rối loạn nhận biết màu có thi lái xe B2 được không? Tiêu chuẩn sức khỏe về mắt đối với hạng B2?

Người bị rối loạn nhận biết màu có thi lái xe B2 được không? Tiêu chuẩn sức khỏe về mắt đối với hạng B2? (hình từ internet)

Thi lái xe B2 gồm những phần thi gì?

Theo khoản 3 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT bổ sung bởi điểm a điểm b khoản 13 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định việc thi lái xe B2 như sau:

(1) Sát hạch lý thuyết:

Gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, ngoài ra còn có nội dung liên quan đến cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe.

(2) Sát hạch thực hành lái xe trong hình:

Người dự sát hạch phải thực hiện đúng trình tự và điều khiển xe qua các bài sát hạch đã bố trí tại trung tâm sát hạch như:

- Xuất phát;

- Dừng xe nhường đường cho người đi bộ;

- Dừng và khởi hành xe trên dốc;

- Qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc;

- Qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông;

- Qua đường vòng quanh co;

- Ghép xe vào nơi đỗ;

- Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua;

- Thao tác khi gặp tình huống nguy hiểm;

- Thay đổi số trên đường bằng, kết thúc.

Lưu ý: Theo khoản 4 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT bổ sung bởi điểm c khoản 13 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định việc tổ chức thi lái xe B2 như sau:

Sát hạch lý thuyết thực hiện trên máy vi tính; phòng sát hạch lý thuyết có camera giám sát và công khai quá trình sát hạch;

Sát hạch thực hành lái xe trong hình thực hiện tại trung tâm sát hạch có thiết bị chấm điểm tự động, không có sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch;

Sát hạch thực hành lái xe thực hiện trên đường giao thông

Sát hạch thực hành lái xe trên đường phải sử dụng thiết bị chấm điểm tự động và có một sát hạch viên trên xe.

Hạng B2 cấp cho những đối tượng nào?

Theo Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho:
a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.
6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
8. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
...

Như vậy, Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
8,674 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào