Ngữ liệu là gì? Khi biên soạn sách giáo khoa có bắt buộc phải đưa ngữ liệu vào trong nội dung của sách không?

Ngữ liệu là gì? Có bắt buộc phải đưa ngữ liệu vào trong nội dung của sách giáo khoa hay không? Việc biên soạn sách giáo khoa được thực hiện theo quy trình như thế nào? Khi biên soạn sách giáo khoa cần tuân thủ những nguyên tắc gì?

Ngữ liệu là gì? Khi biên soạn sách giáo khoa có bắt buộc phải đưa ngữ liệu vào trong nội dung của sách không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT thì sách giáo khoa là xuất bản phẩm cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.

Sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Theo đó, "Ngữ liệu" trong sách giáo khoa được hiểu là một tập hợp lớn các văn bản có cấu trúc, được sử dụng để dạy cho học sinh. Một kho ngữ liệu có thể gồm những văn bản bằng một thứ tiếng hay nhiều thứ tiếng.

Có thể xem ngữ liệu trong sách giáo khoa là công cụ giúp học sinh thực hành khả năng đọc hiểu văn bản và mở rộng phạm vi đọc. Đồng thời cũng giúp giáo viên đánh giá khả năng đọc hiểu văn bản của học sinh.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Hiện tại, pháp luật không có quy định rõ việc có phải bắt buộc đưa ngữ liệu vào trong sách giáo khoa hay không.

Cá nhân khi biên soạn sách giao khoa cần đảm bảo nội dung và hình thức sách giáo khoa không trái với quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm; không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội (Điều 4 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT).

Bên cạnh đó, người biên soạn sách giáo khoa còn cần bảo đảm các nội dung tại Điều 5 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT như sau:

- Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

- Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng.

- Các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục được cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

- Những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện hợp lý.

Ngoài yêu cầu về nội dung thì sách giáo khoa cần đảm bảo được câu trúc của sách theo quy định tại Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT như sau:

- Cấu trúc sách giáo khoa có đủ các thành phần cơ bản sau: phần, chương hoặc chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục.

- Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa bao gồm các thành phần cơ bản sau: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.

Ngữ liệu là gì? Có bắt buộc phải đưa ngữ liệu vào trong nội dung của sách giáo khoa của học sinh không?

Ngữ liệu là gì? Có bắt buộc phải đưa ngữ liệu vào trong nội dung của sách giáo khoa của học sinh không? (Hình từ Internet)

Việc biên soạn sách giáo khoa được thực hiện theo quy trình như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) thì việc biên soạn sách giáo khoa được thực hiện theo quy trình như sau:

- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định; tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn;

Phân công nhiệm vụ của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa;

- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 (một) bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước khi tổ chức biên soạn các bài học khác;

Tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT);

Hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định bản mẫu sách giáo khoa theo quy định tại Chương IV Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT;

- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định;

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa;

- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.

Khi biên soạn sách giáo khoa cần tuân thủ những nguyên tắc gì?

Căn cứ Điều 3 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, việc biên soạn sách giao khoa cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam.

- Cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông; bảo đảm tính liên thông giữa các cấp học, lớp học, môn học và hoạt động giáo dục.

- Gắn với điều kiện cụ thể của Việt Nam và phù hợp với xu thế giáo dục tiên tiến trên thế giới, bảo đảm tốt nhất lợi ích của người học.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,200 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào