Ngoài tác nhân vi rút còn những yếu tố nào gây nên sự bùng nổ bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép?

Nguyên nhân gây nên bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép ngoài tác nhân vi rút gây bệnh còn có liên quan đến những tác nhân nào khác mà người nuôi cần phải lưu ý hay không? Một số loại thuốc thử, vật liệu thử nào có thể sử dụng để chấn đoán bệnh ở cá?

Chủng vi rút nào gây nên bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép?

Theo Mục 2 TCVN 8710-7:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 7: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép quy định về vi rút gây bệnh như sau:

"2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
2.1
Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (Spring Viraemia of Carp - SVC) là bệnh truyền nhiễm do Rhabdovirus.
Bệnh gây xuất huyết cấp tính và nhiễm trùng huyết ở hầu hết các loài cá thuộc họ cá chép và một vài loài cá da trơn (OIE, 2017). Bệnh có nhiều tên gọi khác như: bệnh phù của cá chép, bệnh đốm đỏ cá chép, bệnh viêm bóng hơi cá chép (Swim bladder inflammiation SBI), bệnh vi rút mùa xuân (Spring virus disease).
2.2
Vi rút gây bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (Spring Viraemia of Carp Virus - SVCV) thuộc giống Vesiculovirus, họ Rhabdovirus có vật chất di truyền là RNA mạch đơn (RNA), bộ gene có 11019 nucleotide mã hóa năm loại protein: Nucleoprotein (N), Phosphoprotein (P), Matrix protein (M), Glycoprotein (G) và protein mã hóa enzyme RNA polymerase (L)."

Theo đó bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép do nhiễm Rhabdovirus thuộc giống Vesiculovirus.

Bệnh gây xuất huyết cấp tính và nhiễm trùng huyết ở hầu hết các loài cá thuộc họ cá chép và một vài loài cá da trơn.

Bệnh có nhiều tên gọi khác như: bệnh phù của cá chép, bệnh đốm đỏ cá chép, bệnh viêm bóng hơi cá chép, bệnh vi rút mùa xuân.

Ngoài tác nhân vi rút còn những yếu tố nào gây nên sự bùng nổ bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép?

Ngoài tác nhân vi rút còn những yếu tố nào gây nên sự bùng nổ bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép?

Ngoài tác nhân vi rút còn những yếu tố nào gây nên sự bùng nổ bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép?

Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 TCVN 8710-7:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 7: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép quy định về dịch tể học như sau:

"5 Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Dịch tễ học
Hầu hết các loài thuộc họ cá chép đều mẫn cảm với vi rút SVC (SVCV): cá chép (Cyprinus carpio carpio), cá koi (Cyprinus carpio koi), cá diếc (Carassius carassius), cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix), cá vàng (Carassius auratus), cá mè hoa (Aristichthys nobilis), cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella). Ngoài ra đã phân lập được SVCV từ cá các loài cá khác: cá nheo châu Âu (Silurus glanis), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) và cá rô phi (Oreochromis niloticus).
Vi rút gây bệnh SVC lây truyền theo chiều ngang qua nguồn nước nhiễm vi rút, hoặc từ cá bệnh sang cá khỏe thông qua chất thải, các dịch sinh sản hoặc qua các vật trung gian (các loài ký sinh trùng hút máu như đỉa Piscicola geometra có mang vi rút). Sự lây truyền theo chiều dọc chưa được xác định mặc dù đã có công bố phân lập được SVCV từ dịch từ lỗ huyệt của cá chép.
Cá bị bệnh sống sót có thể mang vi rút lâu dài.
Sự bùng phát bệnh có liên quan lớn đến nhiệt độ nước, độ tuổi, tình trạng của cá, mật độ nuôi đặc biệt là yếu tố stress của cá. Bệnh có thể xuất hiện trong quá trình vận chuyển cá, mặc dù trước đó cá không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh.
Hầu hết ở các giai đoạn của cá đều có thể bị nhiễm vi rút. Giai đoạn dễ mẫn cảm nhất với vi rút là cá giống và cá nuôi dưới 1 năm.
Các ổ dịch SVC thường xuất hiện ở nhiệt độ từ 11 °C đến 17 °C, bệnh hiếm khi xuất hiện ở nhiệt độ dưới 10 °C và tỷ lệ chết ở cá trưởng thành giảm khi nhiệt độ vượt quá 22 °C.
Tỷ lệ chết do SVC có thể đến 70 % nhưng thường từ 1 đến 40 %."

Như vậy, ngoài vi rút gây bệnh xuất huyết mùa xuân thì một số tác nhân như nhiệt độ nước, độ tuổi, tình trạng của cá, mật độ nuôi đặc biệt là yếu tố stress của cá cũng liên quan đến sự bùng nổ bệnh ở cá chép.

Các ổ dịch SVC thường xuất hiện ở nhiệt độ từ 11 °C đến 17 °C, bệnh hiếm khi xuất hiện ở nhiệt độ dưới 10 °C và tỷ lệ chết ở cá trưởng thành giảm khi nhiệt độ vượt quá 22 °C.

Có thể sử dụng những loại thuốc thử và vật liệu thử nào để chẩn đoán bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép?

Theo Mục 3 TCVN 8710-7:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 7: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép quy định về thuốc thử và vật liện thử như sau:

"3 Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ các trường hợp có quy định khác.
3.1 Thuốc thử và vật liệu thử dùng chung )
3.1.1 Etanol, từ 70 % đến 100 % (C2H6O)
3.1.2 Dung dịch Phosphate Buffered Saline (PBS) (xem A.2)
3.2 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp chẩn đoán bằng RT- nested PCR (Reverse Transcription nested Polymerase Chain Reaction) và realtime RT-PCR (realtime Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction)
3.2.1 Mồi (primers) RT - nested PCR, gồm mồi xuôi và mồi ngược
3.2.2 Agarose
3.2.3 Dung dịch đệm TAE (Tris-acetate - EDTA) hoặc TBE (Tris-brorate - EDTA) (xem A.1)
3.2.4 Chất nhuộm màu, ví dụ: Sybr safe
3.2.5 Chất đệm tải mẫu (Loading dye 6X)
3.2.6 Dung dịch đệm TE (Tris-axit etylendiamintetraaxetic)
3.2.7 Kít nhân gen RT-PCR
3.2.8 Nước tinh khiết, không có nuclease
3.2.9 Kít tách chiết ARN
3.2.10 Kít nhân gen (PCR Master Mix Kit)
3.2.11 Kít nhân gen (Realtime RT-PCR)
3.2.12 Cặp mồi (primers) realtime RT-PCR, gồm mồi xuôi và mồi ngược
3.2.13 Đoạn Dò (Probe)
3.2.14 Thang chuẩn ADN (Ladder)
3.3 Thuốc thử và vật liệu dùng cho phương pháp nuôi cấy phân lập vi rút trên môi trường tế bào
3.3.1 Thuốc khử trùng: Virkon 1%
3.3.2 PBS 1X (Phosphate Buffered Saline)
3.3.3 Kháng sinh Penicillin
3.3.4 Kháng sinh streptomycin
3.3.5 Môi trường L-15 (L-15 Leibovitz medium)
3.3.6 FBS (Fetal bovine serum)
3.3.7 Glutamine
3.3.8 Dòng tế bào EPC (Epithelioma Papulosum Cyprini)."

Theo đó, tùy vào có thể sử dụng những loại thuốc thử và vật liệu thử vừa nêu trên để chẩn đoán bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép.

Tùy vào phương pháp áp dụng chẩn đoán mà sử dụng các loại thử, vật liệu thử cho phù hợp (phương pháp chẩn đoán bằng RT- nested PCR, phương pháp nuôi cấy phân lập vi rút).

Ngoài ra còn có một số loại thuốc thử có thể sử dụng chung cho các phương pháp được quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 TCVN 8710-7:2019.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,132 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào