Nghỉ dưỡng sức sau khi nghỉ hưởng chế độ thai sản thì có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động này không?

Công ty có một nhân viên nghỉ hưởng chế độ thai sản từ ngày 12/10/2020 đến 11/4/2021 là hết 6 tháng. Đến tháng 4 người này có đi làm lại, tuy nhiên nhân viên này xin nghỉ dưỡng sức thêm 5 ngày, vậy trong tháng 4 nhân viên đó chỉ làm được 12 công thì có đóng bảo hiểm cho nhân viên đó như thế nào? Đây là câu hỏi của chị X.T đến từ Phú Yên.

Nghỉ dưỡng sức sau khi nghỉ hưởng chế độ thai sản thì có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động này không?

Nghỉ dưỡng sức sau khi nghỉ hưởng chế độ thai sản thì có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động này không, thì căn cứ theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Đồng thời, theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, nghỉ dưỡng sức là chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội, theo như thông tin trên trong trường hợp người lao động thực tế chỉ làm việc 12 ngày/tháng nên công ty không phải là căn cứ xác định đóng hay không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.

Dựa theo số ngày nghỉ không hưởng lương trong tháng hoặc số ngày nghỉ hưởng chế độ thai sản trong tháng mà xác định đóng hay không.

nghỉ dưỡng sức

Nghỉ dưỡng sức (Hình từ Internet)

Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ hưởng chế độ thai sản thì có cần phải báo trước cho người sử dụng lao động không?

Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ hưởng chế độ thai sản thì có cần phải báo trước cho người sử dụng lao động không, thì căn cứ theo Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.

Theo đó, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ hưởng chế độ thai sản thì phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý và đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng.

Mức hưởng chế độ thai sản hiện nay được quy định như thế nào?

Mức hưởng chế độ thai sản hiện nay được quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

(1) Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

- Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

- Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

(2) Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

(3) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,149 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào