Nghề nghiệp nào ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người lao động nam? Công ty có trách nhiệm gì trong việc thực hiện công việc ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản nam giới?

Hiện tôi là công nhân trong một xưởng cơ khí, luyện kim loại nên rất hay tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Tôi muốn biết có văn bản nào quy định các danh mục ngành nghề ảnh hưởng đến chức năng sinh con của nam giới không? Mong được giải đáp.

Quyền làm việc của người lao động được quy định như thế nào?

Theo Điều 10 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có các quyền làm việc như sau:

"Điều 10. Quyền làm việc của người lao động
1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình."

Về tuyển dụng lao động, quy định tại Điều 11 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.

Nghề nghiệp nào ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người lao động nam?

lao động nam

Nghề nghiệp nào ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người lao động nam?

Bộ luật Lao động 2019 có quy định về những ngành nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của cả người lao động nữ lẫn lao động nam. Tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật Lao động 2019, quy định Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con, cụ thể Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nam ban hành tại Phụ lục kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BLDTBXH, cụ thể như sau:

Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nam theo quy định tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật lao động 2019 như sau:

- Tiếp xúc trực tiếp với kim loại nặng như Cadimi (CD), chì (Pb), niken (Ni), thủy ngân (Hg) ...

- Tiếp xúc với hóa chất công nghiệp như Benzene (C6H6); Toluene (C7H8); Xylene (C6H10), thuốc trừ sâu, diệt cỏ, dung môi hữu cơ, vật liệu sơn.

- Tiếp xúc trực tiếp với sóng siêu âm cao tần như sóng ra-đa (radar)…

- Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu nhà máy điện hạt nhân.

- Sử dụng chất phóng xạ.

- Sản xuất chế biến chất phóng xạ.

- Lưu trữ chất phóng xạ và xử lý, lưu trữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

- Sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ.

- Đóng gói, vận chuyển chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.

- Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ.

- Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử có khả năng tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa.

Như vậy, trường hợp bạn thường xuyên tiếp xúc với kim loại chì nêu trên thì được xem là công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản của người lao động nam. Bạn cần trang bị các trang thiết bị bảo hộ lao động đầy đủ để đảm bảo sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.

Công ty có trách nhiệm gì trong việc thực hiện công việc ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản nam giới?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 142 Bộ luật Lao động 2019, quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

"2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc để người lao động lựa chọn và phải bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng họ làm công việc thuộc danh mục quy định tại khoản 1 Điều này."

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 10/2020/TT-BLDTBXH, quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con, như sau:

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm:

+ Thực hiện công bố công khai để người lao động biết về những nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đang có tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con);

+ Cung cấp đầy đủ thông tin về tác hại cũng như các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để người lao động lựa chọn, quyết định làm việc; thực hiện khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật, khi sử dụng người lao động làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.

Bên cạnh đó, người lao động cũng có trách nhiệm:

- Người lao động có trách nhiệm:

+ Tìm hiểu kỹ về nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để xem xét, quyết định việc giao kết, sửa đổi, bổ sung và thực hiện hợp đồng lao động theo quy định;

+ Tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động khi làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con theo hợp đồng lao động.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,475 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào