Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 năm nay có tổ chức các hoạt động kỷ niệm cấp Bộ Quốc phòng không?
- Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 năm nay có tổ chức các hoạt động kỷ niệm cấp Bộ Quốc phòng không?
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm năm tròn Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam phải được lập trước bao lâu?
- Quân nhân chuyên nghiệp có được nghỉ vào Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam không?
Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 năm nay có tổ chức các hoạt động kỷ niệm cấp Bộ Quốc phòng không?
Việc tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại Điều 12 Thông tư 199/2016/TT-BQP như sau:
Tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Ngày hội Quốc phòng toàn dân
1. Năm khác:
a) Các đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, cổ động trực quan, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng kỷ niệm;
b) Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội tổ chức tuyên truyền, đưa tin về sự kiện.
2. Năm lẻ 5:
a) Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng chỉ đạo, tổ chức các hoạt động kỷ niệm cấp Bộ Quốc phòng;
b) Các đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, cổ động trực quan, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hội thi, hội thao, giao lưu, tọa đàm; tổ chức các hoạt động thi đua, đền ơn, đáp nghĩa;
c) Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội đẩy mạnh tuyên truyền về lịch sử và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân; đưa tin về các hoạt động kỷ niệm;
d) Các đơn vị văn hóa, nghệ thuật xây dựng và biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tổ chức triển lãm, chiếu phim phục vụ bộ đội và nhân dân.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 3 Thông tư 199/2016/TT-BQP quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Năm tròn, năm lẻ 5, năm khác là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện. Cách tính năm tròn, năm lẻ 5, năm khác thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài; cụ thể:
a) Năm tròn là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là 0;
b) Năm lẻ 5 là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là 5;
c) Năm khác là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Riêng Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: Năm tròn, năm lẻ 5 và năm khác được tính theo số thứ tự của năm dương lịch hiện tại.
...
Theo đó, việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam cấp Bộ Quốc phòng được thực hiện vào năm lẻ 5, tức là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là 5.
Tuy nhiên năm nay, là kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023).
Do đó, sẽ không tổ chức các hoạt động kỷ niệm cấp Bộ Quốc phòng vào Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam năm nay.
Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 năm nay có tổ chức các hoạt động kỷ niệm cấp Bộ Quốc phòng không? (Hình từ Internet)
Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm năm tròn Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam phải được lập trước bao lâu?
Việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm năm tròn Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 199/2016/TT-BQP như sau:
Xây dựng và phê duyệt kế hoạch, đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm năm lẻ 5, năm tròn Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Ngày hội Quốc phòng toàn dân
1. Năm lẻ 5:
a) Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định;
b) Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng căn cứ kế hoạch của Bộ Quốc phòng, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ.
2. Năm tròn:
a) Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng xây dựng đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm; gửi xin ý kiến các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương có liên quan; tổng hợp, hoàn chỉnh dự thảo đề án; báo cáo Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch thực hiện đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm trong Quân đội, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định;
c) Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng căn cứ đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và kế hoạch của Bộ Quốc phòng, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Thời gian xây dựng và trình phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm trước ngày kỷ niệm ít nhất 01 năm.
Như vậy, theo quy định, kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm năm tròn Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam phải được lập trước ngày kỷ niệm ít nhất 01 năm.
Cũng tức là năm sau (2024) là năm tròn Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (80 năm).
Vì vậy, hạn cuối cùng lập kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm vào năm sau (2024) là ngày 22/12 năm nay (2023).
Quân nhân chuyên nghiệp có được nghỉ vào Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam không?
Chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 113/2016/TT-BQP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP) như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Hằng năm, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ ngày lễ, tết theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).
2. Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu hoặc do yêu cầu nhiệm vụ, việc nghỉ ngày lễ, tết do chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ tình hình nhiệm vụ của đơn vị thực hiện cho phù hợp.
Như vậy, ngoài các ngày lễ, tết hàng năm theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì quân nhân chuyên nghiệp còn được nghỉ vào Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.