Ngày thành lập Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam là ngày nào? Hội chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào?
Ngày thành lập Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam là ngày nào?
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam được thành lập vào ngày 08 tháng 4 dựa trên Quyết định 464/QĐ-BNV năm 2008 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.
Cụ thể ý nghĩa của ngày thành lập được nêu tại Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Ngày thành lập là ngày có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời bằng văn bản thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
2. Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
3. Ngày hưởng ứng là ngày được xác định thời gian (ngày, giờ) cụ thể, tập trung vào một chủ đề nhất định để tổ chức các hoạt động nhằm kêu gọi cộng đồng hưởng ứng và thể hiện sự đồng tình ủng hộ bằng hành động.
4. Ngày tái lập là ngày đánh dấu sự thành lập lại bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền sau quá trình chia tách, sát nhập, giải thể.
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Ngày thành lập Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam là ngày nào? Hội chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào? (hình từ internet)
Với những năm tròn việc tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam được tiến hành ở đâu?
Với những năm tròn việc tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam được tiến hành theo quy định tại Điều 10 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Khánh tiết, trang trí lễ kỷ niệm
1. Lễ kỷ niệm được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời.
2. Tổ chức trong hội trường (theo hướng từ dưới nhìn lên lễ đài)
a) Treo Đảng kỳ và Quốc kỳ về phía bên trái của lễ đài; Đảng kỳ ở bên trái, Quốc kỳ ở bên phải;
b) Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới giữa Đảng kỳ và Quốc kỳ. Trường hợp cờ được treo trên cột thì tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chếch phía trước bên phải cột cờ;
c) Tiêu đề buổi lễ được thể hiện bằng kiểu chữ chân phương, in hoa, đứng trên nền phông về phía bên phải lễ đài. Địa danh và ngày, tháng, năm tổ chức lễ kỷ niệm được thể hiện bằng chữ in thường, nghiêng, ở hàng cuối cùng phía dưới tiêu đề lễ kỷ niệm.
Trường hợp có nội dung trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng phải ghi đầy đủ danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng cao nhất được đón nhận;
d) Bục phát biểu được đặt ở vị trí 1/3 chiều ngang của Lễ đài tính từ bên phải sang trái;
đ) Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh; lẵng hoa do lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng được đặt ở vị trí trang trọng; việc đặt lẵng hoa, cây cảnh phải phù hợp với không gian của lễ đài, bảo đảm mỹ quan;
e) Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do Ban Chỉ đạo quyết định;
g) Bên ngoài hội trường trang trí cờ, băng rôn khẩu hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ.
3. Tổ chức ngoài trời
a) Lễ kỷ niệm ngoài trời được tổ chức tại quảng trường, sân vận động hoặc một địa điểm trang trọng khác do Ban Tổ chức quyết định;
b) Lễ đài được thiết kế vững chắc, trang trí tương tự như tổ chức trong hội trường. Trường hợp khu vực lễ đài đã có tượng, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì không áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Trường hợp trước lễ đài đã có cột cờ thì Quốc kỳ được treo trên cột cờ và không treo Quốc kỳ trên lễ đài.
Cụ thể theo quy định này, với những năm tròn việc tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời.
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào?
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam được quy định tại Điều 2 Quyết định 464/QĐ-BNV năm 2008, cụ thể như sau:
Điều 2. Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về lĩnh vực hoạt động của Hội.
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự lo kinh phí và phương tiện hoạt động.
Theo quy định này thì Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về lĩnh vực hoạt động của Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.