Ngay sau khi thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường nhà nước, người giải quyết bồi thường có trách nhiệm gì?
- Trong bồi thường nhà nước thì người giải quyết bồi thường là ai?
- Ngay sau khi thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường, người giải quyết bồi thường nhà nước có trách nhiệm gì?
- Người giải quyết bồi thường nhà nước có thể yêu cầu người yêu cầu bồi thường cung cấp tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc xác minh thiệt hại không?
Trong bồi thường nhà nước thì người giải quyết bồi thường là ai?
Trong bồi thường nhà nước thì người giải quyết bồi thường được giải thích theo khoản 6 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 như sau:
Người giải quyết bồi thường là người được cơ quan giải quyết bồi thường cử để thực hiện việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
Như vậy, người giải quyết bồi thường là người được cơ quan giải quyết bồi thường cử để thực hiện việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
Người giải quyết bồi thường là ai? (Hình từ Internet)
Ngay sau khi thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường, người giải quyết bồi thường nhà nước có trách nhiệm gì?
Ngay sau khi thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường, người giải quyết bồi thường nhà nước có trách nhiệm theo điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 như sau:
Tạm ứng kinh phí bồi thường
1. Theo đề nghị của người yêu cầu bồi thường quy định tại điểm e khoản 3 Điều 41 của Luật này, cơ quan giải quyết bồi thường tạm ứng kinh phí bồi thường đối với những thiệt hại sau đây:
a) Thiệt hại về tinh thần quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 27 của Luật này;
b) Thiệt hại khác có thể tính được ngay mà không cần xác minh.
2. Trình tự, thủ tục tạm ứng kinh phí bồi thường được thực hiện như sau:
a) Ngay sau khi thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường có trách nhiệm xác định giá trị các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này và đề xuất Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường việc tạm ứng kinh phí bồi thường và mức tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, nếu còn dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc tạm ứng kinh phí và chi trả cho người yêu cầu bồi thường.
Trên cơ sở kinh phí đã tạm ứng để chi trả cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan giải quyết bồi thường đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp bổ sung kinh phí đã tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường;
c) Trường hợp không còn đủ dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có văn bản đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền tạm ứng kinh phí để chi trả cho người yêu cầu bồi thường.
...
Theo đó, ngay sau khi thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường có trách nhiệm xác định giá trị các thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này và đề xuất Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường việc tạm ứng kinh phí bồi thường và mức tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, nếu còn dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc tạm ứng kinh phí và chi trả cho người yêu cầu bồi thường.
Trên cơ sở kinh phí đã tạm ứng để chi trả cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan giải quyết bồi thường đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp bổ sung kinh phí đã tạm ứng cho người yêu cầu bồi thường;
Trường hợp không còn đủ dự toán quản lý hành chính được cấp có thẩm quyền giao, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường có văn bản đề nghị cơ quan tài chính có thẩm quyền tạm ứng kinh phí để chi trả cho người yêu cầu bồi thường.
Người giải quyết bồi thường nhà nước có thể yêu cầu người yêu cầu bồi thường cung cấp tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc xác minh thiệt hại không?
Người giải quyết bồi thường nhà nước có thể yêu cầu người yêu cầu bồi thường cung cấp tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc xác minh thiệt hại trong quá trình xác minh không thì theo khoản 1 Điều 45 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 như sau:
Xác minh thiệt hại
1. Người giải quyết bồi thường có trách nhiệm thực hiện việc xác minh các thiệt hại được yêu cầu trong hồ sơ. Trong trường hợp cần thiết, người giải quyết bồi thường có thể yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức khác có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc xác minh thiệt hại, đề nghị định giá tài sản, giám định thiệt hại hoặc lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại, mức bồi thường.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại là 30 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
Thời hạn xác minh thiệt hại có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại làm căn cứ để thương lượng việc bồi thường.
4. Trong trường hợp vụ việc phức tạp, cơ quan giải quyết bồi thường có thể đề nghị đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan tài chính có thẩm quyền tham gia vào việc xác minh thiệt hại.
5. Chi phí định giá tài sản, giám định thiệt hại được bảo đảm từ ngân sách nhà nước.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, trong trường hợp cần thiết, người giải quyết bồi thường có thể yêu cầu người yêu cầu bồi thường cung cấp tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc xác minh thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.