Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên là ngày nào? Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên được quy định như thế nào?

Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên là ngày nào? Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên là gì? Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên có được nghỉ làm không? Bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên được thực hiện dựa trên nguyên tắc gì?

Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên là ngày nào? Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên là gì?

Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên được Đại Hội đồng Liên hợp Quốc chọn vào ngày 12 tháng 8 hàng năm, bắt đầu từ năm 1999 nhằm thúc đẩy nhân quyền và sự phát triển nhân loại, đặc biệt là của thế hệ trẻ.

Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên được quy định tại Điều 4 Luật Thanh niên 2020 như sau:

Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên
1. Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Theo đó, vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên được quy định như sau:

- Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên là ngày nào? Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên được quy định như thế nào?

Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên là ngày nào? Vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên có được nghỉ làm không?

Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, căn cứ theo quy định trên thì người lao động chỉ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong các ngày lễ, tết sau đây:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Như vậy, Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên không thuộc các trường hợp người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo quy định.

Do đó người lao động không được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên.

Lưu ý:

Trường hợp ngày Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên trùng với ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì người lao động được nghỉ làm.

Ngoài ra, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.

Bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên được thực hiện dựa trên nguyên tắc gì?

Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên được quy định tại Điều 5 Luật Thanh niên 2020 như sau:

(1) Quyền, nghĩa vụ của thanh niên được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

(2) Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên.

(3) Nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

(4) Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm mục tiêu phát triển thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và phát huy năng lực; được xây dựng hoặc lồng ghép trong các chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương.

(5) Việc xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm sự tham gia của thanh niên; tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.

(6) Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

(7) Xử lý kịp thời, nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm theo quy định Luật Thanh niên 2020.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

324 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào