Ngày kỉ niệm Việt Nam trở thành thành viên Liên Hợp Quốc là ngày 20/9 hằng năm theo quy định đúng không?
Ngày kỉ niệm Việt Nam trở thành thành viên Liên Hợp Quốc là ngày 20/9 hằng năm đúng không?
Thành viên Liên Hợp Quốc được nêu tại Điều 4 Hiến Chương Liên hợp quốc 1945, cụ thể như sau:
Điều 4:
1. Tất cả các quốc gia yêu chuộng hoà bình khác thừa nhận những nghĩa vụ quy định trong Hiến chương này và được Liên hợp quốc xét có đủ khả năng và tự nguyện làm tròn những nghĩa vụ ấy, đều có thể trở thành thành viên của Liên hợp quốc;
2. Việc kết nạp bất cứ một quốc gia nào nói trên vào Liên hợp quốc sẽ được tiến hành bằng nghị quyết của Đại hội đồng, theo kiến nghị của Hội đồng bảo an;
Theo đó, nhận thấy ý nghĩa của việc trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc, ngày 14/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân danh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có đơn xin gia nhập Liên Hợp quốc và sau khi thống nhất đất nước, tháng 7/1975, hai đoàn miền Bắc và miền Nam Việt Nam sang New York để vận động tham gia LHQ.
Đến ngày 20/9/1977, tại phiên họp lần thứ 32 Đại hội đồng LHQ, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của tổ chức này. Kể từ đó, ngày 20/9 hằng năm được chọn là ngày kỉ niệm Việt Nam trở thành thành viên Liên Hợp Quốc.
Ngày kỉ niệm Việt Nam trở thành thành viên Liên Hợp Quốc là ngày 20/9 hằng năm đúng không? (hình từ internet)
Việc hợp tác quốc tế về kinh tế xã hội khi trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc được quy định thế nào?
Việc hợp tác quốc tế về kinh tế xã hội khi trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc được quy định tại Điều 55 Hiến Chương Liên hợp quốc 1945, Điều 56 Hiến Chương Liên hợp quốc 1945, Điều 57 Hiến Chương Liên hợp quốc 1945, Điều 58 Hiến Chương Liên hợp quốc 1945 và Điều 59 Hiến Chương Liên hợp quốc 1945, cụ thể như sau:
Điều 55: Với mục đích nhằm tạo những điều kiện ổn định và những điều kiện đem lại hạnh phúc cần thiết để duy trì những quan hệ hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc, dựa trên sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc, Liên hợp quốc khuyến khích:
a. Việc nâng cao mức sống, đảm bảo cho mọi người đều có công ăn việc làm và những điều kiện tiến bộ và phát triển trong lĩnh vực kinh tế, xã hội;
b. Việc giải quyết những vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế và những vấn đề liên quan khác; và sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực văn hoá và giáo dục;
c. Sự tôn trọng và tuân thủ triệt để các quyền và các tự do cơ bản của tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo.
Điều 56: Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc phải cam kết bằng các hành động chung hoặc riêng trong sự nghiệp hợp tác với Liên hợp quốc để đạt được những mục đích nói trên.
Điều 57:
1. Các tổ chức chuyên môn khác nhau được thành lập bằng các điều ước liên chính phủ và theo điều lệ của tổ chức ấy, có trách nhiệm quốc tế rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế và trong những lĩnh vực liên quan khác, sẽ có quan hệ với Liên hợp quốc theo những quy định của điều 63.
2. Các tổ chức quốc tế có quan hệ với Liên hợp quốc như vậy, trong những điều tiếp theo, được gọi là các tổ chức chuyên môn.
Điều 58: Liên hợp quốc đề ra những kiến nghị nhằm phối hợp những chương trình và hoạt động của các tổ chức chuyên môn.
Điều 59: Liên hợp quốc, khi cần sẽ đưa ra những sáng kiến về các cuộc đàm phán giữa các quốc gia hữu quan để thành lập các tổ chức chuyên môn mới, cần thiết để đạt được những mục đích nói ở điều 55.
Theo đó, việc hợp tác quốc tế về kinh tế, xã hội khi trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc là nhằm tạo những điều kiện ổn định và những điều kiện đem lại hạnh phúc cần thiết để duy trì những quan hệ hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc, dựa trên sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
Liên Hợp Quốc được thành lập nhằm đạt được mục đích gì?
Mục đích thành lập Liên Hợp Quốc được quy định tại Điều 1 Hiến Chương Liên hợp quốc 1945 như sau:
Điều 1: Mục đích của Liên hợp quốc là:
1. Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế;
2. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới;
3. Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo;
4. Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc, nhằm đạt được những mục đích chung nói trên.
Như vậy, việc thành lập Liên Hợp Quốc là nhằm các mục đích kể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.