Ngày Giải phóng Thủ đô có được nghỉ không? Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 có phải là ngày lễ lớn của đất nước không?
Ngày Giải phóng Thủ đô có được nghỉ không?
Xem thêm: Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô người dân có được tham dự không
>> Ai là người đọc thư gửi đồng bào Thủ đô nhân Ngày giải phóng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đối với cán bộ, công chức thì tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định như sau:
Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Đối với viên chức thì tại Điều 13 Luật Viên chức 2010 có quy định về quyền nghỉ ngơi đối với viên chức như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
Đối với ngày nghỉ của học sinh, sinh viên thì sẽ căn cứ vào ngày nghỉ của viên chức (giáo viên) để xác định.
Từ những quy định vừ nêu trên thì có thể thấy Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 không thuộc các ngày nghỉ lễ của người lao động (bao gồm cả cán bộ, công chức và viên chức).
Như vậy, trong Ngày Giải phóng Thủ đô thì người lao động, cán bộ, công chức, viên chức sẽ không được nghỉ làm nếu ngày này rơi vào ngày làm việc hàng tuần.
Học sinh vẫn sẽ đi học bình thường vào ngày Ngày Giải phóng Thủ đô nếu ngày này rơi vào ngày học hàng tuần của học sinh.
Ngày Giải phóng Thủ đô có được nghỉ không? Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 có phải là ngày lễ lớn của đất nước không? (Hình từ Internet)
Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 có phải là ngày lễ lớn của đất nước không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 cũng không thuộc các ngày lễ lớn của đất nước.
Đối tượng nào sẽ được đề nghị đặc xá vào ngày kỷ niểm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10?
Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 758/2024/QĐ-CTN 2024, đối tượng được đề nghị đặc xá vào ngày kỷ niểm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Đối với người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự;
(2) Đã chấp hành án phạt tù ít nhất là một phần hai thời gian đối với trường hợp bị phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù;
Đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù;
Người bị kết án về tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội; tội phá hoại chính sách đoàn kết; tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; người bị kết án từ 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của Bộ luật Hình sự do cố ý hoặc người bị kết án từ 07 năm tù trở lên về tội cướp tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; tội sản xuất trái phép chất ma túy; tội mua bán trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy của Bộ luật Hình sự đã chấp hành án phạt tù ít nhất hai phần ba thời gian đối với trường hợp bị kết án phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 18 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù;
(3) Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, đã nộp án phí;
(4) Đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm tham nhũng;
(5) Đã thi hành xong hoặc thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với người bị kết án phạt tù về tội phạm không phải là tội phạm tham nhũng;
Trường hợp phải thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với tài sản không thuộc sở hữu của Nhà nước thì phải được người được thi hành án đồng ý hoãn thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án đối với tài sản này;
(6) Khi được đặc xá không làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự;
(7) Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 4 Quyết định 758/2024/QĐ-CTN 2024.
Đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự trong thời gian chấp hành án phạt tù trước khi có quyết định tạm đình chỉ;
(2) Đã có thời gian chấp hành án phạt tù quy định tại điểm b khoản 1khoản 1 Điều 3 Quyết định 758/2024/QĐ-CTN 2024;
(3) Các điều kiện quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 3 Quyết định 758/2024/QĐ-CTN 2024;
(4) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.