Ngày 8 tháng 6 là Ngày Đại dương thế giới đúng không? Ngày Đại dương thế giới được thành lập nhằm mục đích gì?
Ngày Đại dương thế giới là ngày 8 tháng 6 đúng không? Ngày Đại dương thế giới được thành lập nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo Mục II Công văn 3556/BTNMT-TTTT năm 2023 thì ngày 8 tháng 6 hàng năm được chọn làm Ngày Đại dương thế giới và được Liên Hợp Quốc công nhận.
Việc tổ chức kỷ niệm Ngày Đại dương thế giới (ngày 08/6 hằng năm) nhằm thể hiện sự đoàn kết, kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới với mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững biển và đại dương.
Tại Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới là một trong những ngày kỷ niệm của thể giới được nhà nước hướng ứng.
Hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đề nghị các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, phối hợp tổ chức các nội dung nhằm Hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới.
Trong năm nay, Ngày Đại dương thế giới sẽ chính thức diễn ra vào thứ bảy (ngày 8/6) của tuần đầu tiên trong tháng 6.
Ngày 8 tháng 6 là Ngày Đại dương thế giới đúng không? Ngày Đại dương thế giới được thành lập nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm trong Ngày Đại dương thế giới hay không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ lễ như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định vừa nêu trên thì Ngày Đại dương thế giới không thuộc các ngày nghỉ lễ được hưởng nguyên lương của người lao động.
Do đó người lao động vẫn phải đi làm bình thường nếu như Ngày Đại dương thế giới (ngày 8 tháng 6) rơi vào ngày đi làm hàng tuần của người lao động.
Trường hợp người lao động muốn nghỉ làm việc trong ngày này thì có thể sử dụng ngày phép năm của mình để xin nghỉ theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019.
Bên cạnh đó, người lao động cũng có thể xin nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương vào Ngày Đại dương thế giới nếu thuộc trường hợp được quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
Nhà nước có những chính sách quản lý và bảo vệ biển gì theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 5 Luật Biển Việt Nam 2012 thì nhà nước có những chính sách quản lý và bảo vệ biển sau đây:
(1) Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.
(2) Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
(3) Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.
(4) Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.
(5) Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.
(6) Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 4 Luật Biển Việt Nam 2012 thì trong hoạt động quản lý và bảo vệ biển cần phải bảo đảm những nguyên tắc sau:
- Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
- Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.