Ngày 7 tháng 12 có ý nghĩa gì? Ngày 7 tháng 12 cung gì? Ngày 7 tháng 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam?
Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 có ý nghĩa gì? Ngày 7 tháng 12 cung gì? Ngày 7 tháng 12 NLĐ có được nghỉ?
Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 có ý nghĩa gì?
Ngày 7 tháng 12 là Ngày Hàng không Dân dụng Quốc tế, viết tắt là ICAD (International Civil Aviation Day).
Ngày 7 tháng 12 đã được Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) thực hiện kể từ ngày 07/12/1994, nhân kỷ niệm 50 năm ngày ký kết Công ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế (Convention on International Civil Aviation).
Mục đích của Ngày Hàng không Dân dụng Quốc tế 7/12 là công nhận tầm quan trọng của hàng không, đặc biệt là hàng không quốc tế và giúp nâng cao nhận thức về hàng không trên toàn thế giới và hàng không dân dụng quốc tế đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày 7-12-1944, tại thành phố Chicago (Hoa Kỳ) đã ký Công ước về Hàng không Dân dụng quốc tế năm 1944. Căn cứ tại Lời nói đầu của Công ước về Hàng không Dân dụng quốc tế năm 1944 Mục đích của việc ký kết Công ước này là: Xét rằng sự phát triển trong tương lai của ngành Hàng không dân dụng quốc tế có thể giúp đỡ lớn lao cho việc tạo ra và giữ gìn tình hữu nghị và hiểu biết giữa các dân tộc và nhân dân trên thế giới, song việc lạm dụng nó có thể trở thành mối đe doạ đối với nền an ninh chung; và Xét rằng mọi người đều mong muốn tránh sự xung đột và tăng cường sự hợp tác giữa các dân tộc và nhân dân mà nền hòa bình của thế giới phụ thuộc vào đó; Vì vậy các Chính phủ ký kết dưới đây đã thống nhất một số nguyên tắc và thỏa thuận để ngành hàng không dân dụng có thể phát triển một cách an toàn và trật tự và để các dịch vụ vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế có thể được thiết lập trên cơ sở bình đẳng về cơ hội khai thác một cách chính đáng và kinh tế. |
Ngày 7 tháng 12 cung gì?
Cung Nhân Mã - Sagittarius, là những người sinh vào khoảng thời gian từ 22/11 đến 21/12. Nhân Mã có hình một cung thủ, tay giương cung tên.
Theo đó, những người sinh vào Ngày 7 tháng 12 thuộc Cung Nhân Mã.
Ngoài ra, Cung hoàng đạo Ma Kết bao gồm những người có ngày sinh từ 22 tháng 12 đến 19 tháng 1 và được biểu tượng hóa bởi hình ảnh một con dê núi.
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày 7 tháng 12 NLĐ có được nghỉ?
Căn cứ tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì Ngày 7 tháng 12 không thuộc những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Do đó, vào Ngày 7 tháng 12 người lao động vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp Ngày 7 tháng 12 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào Ngày 7 tháng 12, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.
Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 có ý nghĩa gì? Ngày 7 tháng 12 cung gì? (Hình từ Internet)
Ngày 7 tháng 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Ngày 7 tháng 12 không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.
Mục tiêu của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế là gì?
Mục tiêu của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế được quy định tại Điều 44 Công ước về Hàng không Dân dụng quốc tế năm 1944, cụ thể như sau:
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế có mục đích và mục tiêu là phát triển các nguyên tắc và kỹ thuật cho giao lưu Hàng không quốc tế và thúc đẩy việc vạch kế hoạch và sự phát triển vận tải Hàng không quốc tế để:
(1) Bảo đảm an toàn và phát triển có trật tự ngành Hàng không dân dụng quốc tế trên toàn cầu;
(2) Khuyến khích các kỹ thuật thiết kế và khai thác tầu bay nhằm các mục đích hoà bình;
(3) Khuyến khích phát triển các đường hàng không, các cảng hàng không và các phương tiện bảo đảm không lưu cho ngành Hàng không dân dụng quốc tế;
(4) Đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên thế giới về vận tải hàng không an toàn, điều hoà, hiệu quả và kinh tế;
(5) Tránh lãng phí tiền của gây ra bởi sự cạnh tranh vô lý;
(6) Bảo đảm tôn trọng hoàn toàn các quyền của các Quốc gia ký kết và bảo đảm cho mọi Quốc gia ký kết một cơ hội đồng đều trong việc khai thác các hãng Hàng không quốc tế;
(7) Tránh sự phân biệt giữa các Quốc gia ký kết;
(8) Thúc đẩy an toàn bay trong giao lưu Hàng không quốc tế;
(9) Thúc đẩy toàn bộ sự phát triển tất cả các lĩnh vực Hàng không dân dụng quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.