Ngày 27 12 là ngày gì? Ngày 27 12 thứ mấy? Ngày 27 12 âm lịch là ngày nào? Có phải ngày lễ lớn của nước ta?
Ngày 27 12 là ngày gì? Ngày 27 12 thứ mấy? Ngày 27 12 âm lịch là ngày nào?
Ngày 27 tháng 12 là Ngày Quốc tế Phòng, chống Dịch bệnh hay Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness), một sự kiện quan trọng được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 07/12/2020 theo Nghị quyết A/RES/75/27.
Ngày 27 12 được chọn được chọn làm Ngày Quốc tế Phòng, chống dịch bệnh do đây là ngày sinh của nhà bác học Louis Pasteur, một trong những người đầu tiên đã đặt nền móng cho y tế phòng ngừa. Các nghiên cứu của ông về nguyên nhân của bệnh dịch và điều chế vắc xin đã và đang tiếp tục cứu sống hàng triệu sinh mạng trên thế giới. Những thành tựu của Pasteur không chỉ mang lại hy vọng cho nhân loại trong thời đại của ông mà còn tạo nền tảng cho khoa học y học hiện đại.
Sự ra đời của Ngày Quốc tế Phòng, chống Dịch bệnh là vào năm 2020 diễn ra trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với đại dịch COVID-19. Sự kiện này không chỉ là lời nhắc nhở về những tổn thất to lớn mà dịch bệnh gây ra, mà còn là lời kêu gọi hành động để tăng cường sự chuẩn bị của nhân loại.
Ngày Quốc tế Phòng, chống Dịch bệnh nhấn mạnh vai trò của việc đầu tư vào hệ thống y tế, từ khâu phát hiện sớm đến ứng phó nhanh chóng với các đợt bùng phát dịch. Chỉ khi các quốc gia cùng chung tay xây dựng những hệ thống bền vững và hiệu quả, chúng ta mới có thể đối mặt và vượt qua các thách thức về sức khỏe cộng đồng trong tương lai.
Đây là bước đầu quan trọng, đánh dấu cam kết của cộng đồng quốc tế đối với cuộc chiến chung về phòng chống dịch bệnh.
Năm 2024, ngày 27 tháng 12 rơi vào Thứ 6 (nhằm ngày 27/11/2024 âm lịch).
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày 27 12 là ngày gì? Ngày 27 12 thứ mấy? Ngày 27 12 âm lịch là ngày nào? Có phải ngày lễ lớn của nước ta? (Hình từ Internet)
Ngày 27 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?
Các ngày lễ lớn của nước ta được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày 27 12 không nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Người lao động nghỉ làm vào ngày 27 tháng 12 được hưởng nguyên lương trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ Luật lao động 2019 về ngày nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, ngày 27 tháng 12 không thuộc ngày nghỉ lễ tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, người lao động nghỉ làm vào 27 12 có thể được hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau đây:
(1) Trường hợp người lao động sử dụng ngày nghỉ phép hàng năm (Điều 113 Bộ Luật lao động 2019):
Người lao động được nghỉ phép hưởng nguyên lương từ 12 - 16 ngày một năm nếu làm việc đủ 12 tháng cho người lao động (tùy vào mức độ công việc), cụ thể như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Đồng thời, người lao động làm việc trên 05 năm còn được cộng phép thâm niên (cứ đủ 05 năm tính thêm 01 ngày phép).
(2) Trường hợp ngày 27 12 trùng vào ngày nghỉ công việc riêng của người lao động (Điều 115 Bộ Luật lao động 2019):
Theo đó, người lao động được hưởng nguyên lương khi xin nghỉ đối với các công việc riêng như:
- Kết hôn (03 ngày)
- Con cái kết hôn (01 ngày)
- Cha mẹ đẻ; cha mẹ nuôi; cha mẹ chồng/ vợ; vợ/chồng; con cái chết (03 ngày).
Lưu ý: Trong trường hợp này, người lao động phải thông báo với người sử dụng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.