Ngày 25 12 có sự kiện gì? Ngày 25 12 dương lịch là ngày bao nhiêu âm? Ngày 25 12 có phải là lễ lớn?

Ngày 25 12 có sự kiện gì? Ngày 25 12 dương lịch là ngày bao nhiêu âm? Ngày 25 12 có phải là lễ lớn? Ngày 25 12 người lao động có được nghỉ làm hưởng lương hay không? Việc xây dựng quan hệ lao động được quy định như thế nào theo Bộ luật Lao động hiện hành?

Ngày 25 12 có sự kiện gì? Ngày 25 12 dương lịch là ngày bao nhiêu âm? Ngày 25 12 có phải là lễ lớn?

Ngày 25 12 có sự kiện gì? Ngày 25 12 dương lịch là ngày bao nhiêu âm?

(1) Ngày 25/12 được biết đến là ngày Lễ Giáng sinh hay còn được gọi là Noel là lễ kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su. Đây là một trong những ngày lễ lớn đối với đạo Thiên Chúa. Lễ Giáng sinh thường diễn ra vào tối 24 - 25/12 hàng năm.

Lễ Giáng Sinh là ngày lễ dương lịch được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 còn đêm 24 tháng 12 được gọi là Lễ vọng Giáng sinh.

Ngoài ra, vào ngày này năm 1887, các tín đồ Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam đã tổ chức khánh thành nhà thờ lớn Hà Nội.

(2) Ngày 25/12/1965 là ngày thành lập Trung tâm đo lường miền Bắc thuộc Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân.

Và ngày 25/12 hằng năm còn được xem là Ngày Truyền Thống Trung Tâm Đo Lường Miền Bắc.

(3) Ngày 25/12/1951: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Sở Vận tải trực thuộc Bộ Giao thông công chính. Ngày này còn được coi là ngày thành lập ngành vận tải ô tô Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Pháp, ngành vận tải ô tô đã tích cực phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Theo lịch vạn niên tháng 12 2024:

lịch vạn niên

Theo đó:

- Ngày 25 tháng 12 năm 2024 là Thứ 4 trong tuần.

- Ngày 25 tháng 12 năm 2024 là 25/11/2024 âm lịch.

Ngày 25 12 có phải là lễ lớn?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, 08 ngày lễ lớn của Việt Nam gồm:

(1) Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

(2) Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

(3) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

(4) Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

(5) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

(6) Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

(7) Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và

(8) Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, chiếu theo quy định pháp luật thì ngày 25 12 không phải là một trong những ngày lễ lớn của Việt Nam.

Ngày 25 12 có sự kiện gì? Ngày 25 12 dương lịch là ngày bao nhiêu âm? Ngày 25 12 có phải là lễ lớn?

Ngày 25 12 có sự kiện gì? Ngày 25 12 dương lịch là ngày bao nhiêu âm? Ngày 25 12 có phải là lễ lớn? (Hình từ Internet)

Ngày 25 12 người lao động có được nghỉ làm hưởng lương hay không?

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Như vậy, ngày 25 12 hàng năm không thuộc các ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm hưởng lương nêu trên.

Tuy nhiên, người lao động có thể xin nghỉ phép có hưởng lương theo diện phép năm vào ngày này. Hoặc nghỉ việc riêng có hưởng lương theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 gồm:

- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Lưu ý: Người lao động khi nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương thuộc các trường hợp trên thì cần phải thông báo với doanh nghiệp.

Việc xây dựng quan hệ lao động được quy định như thế nào theo Bộ luật Lao động hiện hành?

Việc xây dựng quan hệ lao động được quy định tại Điều 7 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

(1) Quan hệ lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

(2) Người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định với sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(3) Công đoàn tham gia cùng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; giám sát việc thi hành quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

(4) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

33 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào