Ngày 25 11 là thứ mấy? Ngày 25 11 là ngày quốc tế gì? Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ do ai đặt ra?

Ngày 25 11 là thứ mấy? Ngày 25 11 là ngày quốc tế gì? Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ do ai đặt ra? Ngày 25 11 có thuộc các ngày mà người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương không?

Ngày 25 11 là thứ mấy? Ngày 25 11 là ngày quốc tế gì? Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ do ai đặt ra?

Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ được cử hành vào ngày 25 tháng 11 hàng năm, là ngày do Liên Hợp Quốc đặt ra nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức công chúng về việc loại bỏ bạo hành đối với phụ nữ trên toàn thế giới.

Năm 2024, Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ - Ngày 25 11 rơi vào Thứ Hai (nhằm ngày 25/10 Âm lịch)

Các hoạt động thường được tổ chức vào Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ như:

- Diễu hành: Các cuộc diễu hành được tổ chức để thu hút sự chú ý của cộng đồng và truyền tải thông điệp về bình đẳng giới.

- Hội thảo: Các hội thảo, buổi nói chuyện được tổ chức để nâng cao nhận thức và chia sẻ kinh nghiệm về cách phòng chống bạo lực.

- Chiến dịch truyền thông: Các chiến dịch truyền thông được triển khai để lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực.

* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Theo đó, tại Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 28/NQ-CP năm 2021 có nêu mục tiêu trong việc phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới của nước ta như sau:

Mục tiêu 3: Trong đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

- Chỉ tiêu 1: Giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ còn 1,7 lần vào năm 2025 và 1,4 lần vào năm 2030 so với nam giới.

- Chỉ tiêu 2: Đến năm 2025 đạt 80% và đến 2030 đạt 90% người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản; đến năm 2025 đạt 50% và đến năm 2030 đạt 70% người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn.

- Chỉ tiêu 3: Từ năm 2025 trở đi, 100% số nạn nhân bị mua bán trở về được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.

- Chỉ tiêu 4: Đến năm 2025 có 70% và năm 2030 có 100% cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Ngày 25 11 là thứ mấy? Ngày 25 11 là ngày quốc tế gì? Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ do ai đặt ra?

Ngày 25 11 là thứ mấy? Ngày 25 11 là ngày quốc tế gì? Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ do ai đặt ra? (Hình từ Internet)

Ngày 25 11 có thuộc các ngày mà người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương không?

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Đối chiếu với quy định trên thì ngày 25 11 không thuộc các ngày mà người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương.

Do đó, nếu ngày 25 11 rơi vào các ngày làm việc bình thường thì người lao động vẫn phải đi làm.

Các nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình bao gồm?

Nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:

(1) Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.

(2) Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới.

(3) Chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.

(4) Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì trong quá trình xử lý phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em.

(5) Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu; chú trọng phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.

(6) Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng.

(7) Thực hiện trách nhiệm nêu gương trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

13 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào