Ngày 19 12 có sự kiện gì? Ngày 19 12 có ý nghĩa gì? Ngày 19 12 là cung gì? Ngày 19 12 có phải là ngày lễ lớn của đất nước?
Ngày 19 12 là ngày gì? Ngày 19 12 có sự kiện gì? Ngày 19 12 có ý nghĩa gì? Ngày 19 12 là cung gì? Ngày 19 12 NLĐ có được nghỉ?
Ngày 19 12 là ngày gì? Ngày 19 12 có sự kiện gì?
(i) Ngày 19 tháng 12: Ngày Toàn quốc kháng chiến
Căn cứ tại Mục 2 Phần I ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2024) ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024:
2. Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang phát triển mạnh mẽ, cùng Nhân dân ta nhất tề đứng lên, quyết chiến đấu với quân xâm lược. Cuối năm 1946, theo quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước chia thành 12 chiến khu. Lúc này, ở Nam Bộ vẫn tổ chức các chi đội Vệ quốc đoàn, ở Bắc Bộ và Trung Bộ có 30 trung đoàn và một số tiểu đoàn thuộc các chiến khu; hệ thống tổ chức đảng trong Quân đội được thành lập từ Trung ương Quân ủy đến chi bộ.
Đêm 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, quân và dân ta đã đánh hàng trăm trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Mùa xuân năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ lên Việt Bắc, nơi đây trở thành trung tâm chỉ đạo kháng chiến của cả nước.
Theo đó, Ngày 19 tháng 12 là Ngày Toàn quốc kháng chiến.
Ngày 18 và 19/12/1946, tại Vạn Phúc (Hà Đông), Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp và quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. |
(ii) Ngày 19 12 1975: Ngày truyền thống Trung đoàn Không quân 916
Ngày 19-12-1975, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, Bộ Quốc phòng đã ký quyết định thành lập Trung đoàn Không quân trực thăng 916. Trung đoàn có tên gọi truyền thống là Đoàn Không quân Ba Vì, trực thuộc Sư đoàn Không quân 371. |
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày 19 12 có ý nghĩa gì?
(i) Kỷ niệm Ngày truyền thống Trung đoàn Không quân 916
Ngày truyền thống Trung đoàn Không quân 916 là dịp ôn lại truyền thống cũng như ghi nhận, biểu dương những chiến công oanh liệt, thành tích vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng của Trung đoàn Không quân 916 trong suốt nhiều năm qua.
Đồng thời cũng là dịp để các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 916 trao đổi kinh nghiệm trong quá trình công tác, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, giao lưu học hỏi kinh nghiệm để trong thời gian tới tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước, Quân đội giao phó.
(ii) Kỷ niệm Ngày Toàn quốc kháng chiến
Kỷ niệm Ngày toàn quốc kháng chiến là dịp để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ôn lại những bài học sâu sắc của lịch sử, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân, đồng sức chung lòng tạo nguồn động lực to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thiêng liêng của Bác vẫn mãi giữ nguyên tính thời sự - là giá trị của niềm tin tất thắng, là ý thức sâu sắc giá trị độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày 19 12 là cung gì?
Cung Nhân Mã - Sagittarius, là những người sinh vào khoảng thời gian từ 22/11 đến 21/12. Nhân Mã có hình một cung thủ, tay giương cung tên.
Theo đó, những người sinh vào ngày 19 12 thuộc Cung Nhân Mã.
Ngoài ra, Cung hoàng đạo Ma Kết bao gồm những người có ngày sinh từ 22 tháng 12 đến 19 tháng 1 và được biểu tượng hóa bởi hình ảnh một con dê núi.
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày 19 12 NLĐ có được nghỉ?
Căn cứ tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì Ngày 19 12 không thuộc những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Do đó, vào Ngày 19 12 người lao động vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp Ngày 19 12 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào Ngày 19 12, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.
Ngày 19 12 là ngày gì? Ngày 19 12 có sự kiện gì? Ngày 19 12 có ý nghĩa gì? Ngày 19 12 là cung gì? Ngày 19 12 NLĐ có được nghỉ? (Hình từ Internet)
Ngày 19 12 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày 19 12 không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.
07 Chính sách của Nhà nước về lao động?
07 Chính sách của Nhà nước về lao động được quy định tại Điều 4 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể
(1) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
(2) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
(3) Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
(4) Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(5) Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
(6) Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
(7) Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.