Ngày 18 11 có sự kiện gì? Ngày 18 11 năm nay trúng thứ mấy? NLĐ có được nghỉ làm vào ngày này không?
Ngày 18 11 có sự kiện gì?
Căn cứ tại Điều 11 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 về Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc:
Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo đó, Ngày 18 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 18 11 năm 2024 trúng thứ mấy? NLĐ có được nghỉ vào ngày 18 11 2024 không?
Ngày 18 11 năm 2024 trúng thứ mấy?
Lịch âm, lịch dương và lịch âm dương là 3 loại lịch phổ biến được sử dụng trên mỗi quốc gia.
Lịch âm, lịch dương là cuốn lịch được dùng cho nhiều năm và được biên soạn theo chu kỳ ngày tháng năm. Dưới đây là lịch tháng 11 2024 âm và dương đầy đủ, chi tiết nhất:
Lịch tháng 11 2024 âm và dương chi tiết như sau:
LỊCH THÁNG 11 DƯƠNG LỊCH 2024:
*Số ở trên là ngày dương lịch, số ở dưới là ngày âm lịch
LỊCH THÁNG 11 ÂM LỊCH 2024:
*Số ở trên là ngày dương lịch, số ở dưới là ngày âm lịch
Theo đó, Ngày 18 11 năm 2024 trúng Thứ 2.
NLĐ có được nghỉ vào ngày 18 11 2024 không?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ lễ, tết:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ hằng tuần:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, ngày 18 11 năm 2024 không thuộc những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Do đó, vào ngày 18 11 2024 người lao động vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp ngày 18 11 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định của Người sử dụng lao động.
Ngày 18 11 có sự kiện gì? Ngày 18 11 năm nay trúng thứ mấy? (Hình từ Internet)
Việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc được quy định như thế nào?
Việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc được quy định tại Chương II Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015, cụ thể như sau:
A. Nguyên tắc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát triển đa dạng các hình thức tổ chức, hoạt động để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, quá khứ nhằm động viên mọi nguồn lực góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(Điều 12 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015)
B. Phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc; tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước.
- Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức hợp pháp của Nhân dân.
- Phát huy tính tích cực của cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo để thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Kết nạp, phát triển thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tôn trọng pháp luật nước sở tại; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thông qua các hoạt động khác liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(Điều 13 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015)
C. Phối hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
(1) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với cơ quan nhà nước xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thông qua các hoạt động sau đây:
- Đề xuất, tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
- Chủ trì, phối hợp, tham gia tổ chức các hoạt động liên quan đến quyền và trách nhiệm của tổ chức mình;
- Tham gia đối thoại, hòa giải, xây dựng cộng đồng tự quản tại địa bàn khu dân cư;
- Tham gia xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước; đề xuất, tham gia thực hiện các chương trình, phong trào, cuộc vận động góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.
(2) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thông qua các hoạt động sau đây:
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước mang tính toàn dân, toàn diện, toàn quốc;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của địa phương;
- Các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước liên quan đến quyền và trách nhiệm của tổ chức mình; tập hợp, động viên hội viên, đoàn viên và Nhân dân tham gia thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức các hình thức thích hợp nhằm huy động và phát huy vai trò nòng cốt của thành viên là cá nhân tiêu biểu trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(Điều 14 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.