Ngày 17 1 là ngày gì? Ngày 17 1 có sự kiện gì? Ngày 17 1 cung gì? Ngày 17 1 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
Ngày 17 1 là ngày gì? Ngày 17 1 có sự kiện gì? Ngày 17 1 cung gì? Ngày 17 1 NLĐ có được nghỉ?
Ngày 17 1 là ngày gì? Ngày 17 1 có sự kiện gì?
(i) Ngày 27/11/2024, Thủ tướng ban hành Quyết định 1478/QĐ-TTg năm 2024 về Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre.
Theo đó, tại Điều 1 Quyết định 1478/QĐ-TTg năm 2024 quy định như sau:
Lấy ngày 17 tháng 01 hằng năm là “Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre”
Như vậy, ngày 17 1 hằng năm sẽ là Ngày Truyền thống Tỉnh Bến Tre.
Ngày 17 tháng 1 năm 1960 là ngày diễn ra cuộc Đồng Khởi của đồng bào Bến Tre. Phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre đã mở ra cục diện mới triển vọng cho cách mạng miền Nam, góp phần tạo ra một bước ngoặt chiến lược, đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng chuyển hẳn sang thế tiến công chiến lược, làm rung chuyển và báo hiệu sự sụp đổ của chế độ Mỹ - Ngụy. Đây cũng là lần đầu tiên xuất hiện “Đội quân tóc dài” trong phong trào “Đồng khởi”. |
(ii) Ngày 17/1/1996: Giáo sư Tôn Thất Bách được phong làm Viện sĩ Viện hàn lâm giải phẫu Pháp. Ông nguyên là Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Bệnh viện hữu nghị Việt - Đức, đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Phó chủ tịch Hội Ngoại khoa Việt Nam…
(iii) Ngày 17 tháng 1 năm 2011: tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật và Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Lễ công bố bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập xuất bản lần thứ ba.
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày 17 1 cung gì?
Cung hoàng đạo Ma Kết bao gồm những người có ngày sinh từ 22 tháng 12 đến 19 tháng 1 và được biểu tượng hóa bởi hình ảnh một con dê núi.
Theo đó, những người sinh vào ngày 17 1 thuộc Cung Ma Kết.
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày 17 1 NLĐ có được nghỉ?
Căn cứ tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì Ngày 17 1 không thuộc những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Do đó, vào Ngày 17 1 người lao động vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp Ngày 17 1 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào Ngày 17 1, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.
Ngày 17 1 là ngày gì? Ngày 17 1 có sự kiện gì? Ngày 17 1 cung gì? Ngày 17 1 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Ngày 17 1 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Ngày 17 1 không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.
Nhà nước có những chính sách gì về lao động?
Chính sách của Nhà nước về lao động được quy định tại Điều 4 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
(1) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
(2) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
(3) Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
(4) Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(5) Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
(6) Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
(7) Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.