Ngày 12 12 có sự kiện gì? Ngày 12 12 cung gì? Ngày 12 12 có gì đặc biệt? Ngày 12 12 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?

Ngày 12 12 là ngày gì? Ngày 12 12 có sự kiện gì? Ngày 12 12 có gì đặc biệt? Ngày 12 12 cung gì? Ngày 12 tháng 12 NLĐ có được nghỉ? Ngày 12 12 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam hay không? 07 Chính sách của Nhà nước về lao động?

Ngày 12 12 là ngày gì? Ngày 12 12 có sự kiện gì? Ngày 12 12 có gì đặc biệt? Ngày 12 12 cung gì? Ngày 12 tháng 12 NLĐ có được nghỉ?

Ngày 12 12 là ngày gì? Ngày 12 12 có sự kiện gì? Ngày 12 12 có gì đặc biệt?

(i) Ngày 12/12/1911: Ngày sinh nhà thơ Thanh Tịnh - tên thật là Trần Vǎn Ninh, quê ở Huế, mất ngày 17/7/1988 tại Hà Nội. Ông đã được tặng “Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật” năm 2007.

(ii) Ngày 12/12/2001: Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được thành lập theo Quyết định 189/2001/QĐ-TTg.

Tại Điều 1 Quyết định 189/2001/QĐ-TTg: Quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng, thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thành Vườn quốc gia.

Tên gọi của Vườn quốc gia là: Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng.

Mục tiêu nhiệm vụ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng:

- Tổ chức bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, các hệ sinh thái rừng phong phú và đa dạng trong phạm vi ranh giới quy hoạch của Vườn quốc gia.

- Bảo tồn các giá trị khoa học đối với các hệ động thực vật điển hình của khu vực miền Trung, đặc biệt là các loài thú linh trưởng và những loài thú mới phát hiện như Mang lớn.

- Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất của Vườn quốc gia tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, bảo tồn hệ động vật, thực vật điển hình của khu vực miền Trung. Đồng thời tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, phục vụ việc đào tạo, tham quan học tập theo quy định của Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 về quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

- Khai thác thế mạnh của cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái, hướng dẫn giúp đỡ nhân dân trong vùng tạo việc làm, tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch để không ngừng cải thiện đời sống cho đồng bào, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

(iii) Ngày 12/12 hằng năm được chọn là “Ngày của Phở” - được khởi xướng từ năm 2017.

(iv) Ngày 12/12 hàng năm: Ngày Shuangshier hay ngày Thích thì giảm giá, Thương xót tín đồ mua sắm, là một ngày hội mua sắm được bắt nguồn từ Trung Quốc và được coi như một biến thể khác của ngày hội siêu giảm giá nhân ngày độc thân 11/11.

(v) Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Kenya (The Republic of Kenya)

Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Ngày 12 12 cung gì?

Cung Nhân Mã - Sagittarius, là những người sinh vào khoảng thời gian từ 22/11 đến 21/12. Nhân Mã có hình một cung thủ, tay giương cung tên.

Theo đó, những người sinh vào ngày 12 12 thuộc Cung Nhân Mã.

Ngoài ra, Cung hoàng đạo Ma Kết bao gồm những người có ngày sinh từ 22 tháng 12 đến 19 tháng 1 và được biểu tượng hóa bởi hình ảnh một con dê núi.

Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Ngày 12 tháng 12 NLĐ có được nghỉ?

Căn cứ tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì Ngày 12 12 không thuộc những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.

Do đó, vào Ngày 12 12 người lao động vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp Ngày 12 12 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.

Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào Ngày 12 12, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.

Ngày 12 12 có sự kiện gì? Ngày 12 12 cung gì? Ngày 12 12 có gì đặc biệt? Ngày 12 12 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?

Ngày 12 12 có sự kiện gì? Ngày 12 12 cung gì? Ngày 12 12 có gì đặc biệt? Ngày 12 12 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)

Ngày 12 12 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?

Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:

- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, Ngày 12 12 không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.

07 Chính sách của Nhà nước về lao động?

07 Chính sách của Nhà nước về lao động được quy định tại Điều 4 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể

(1) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

(2) Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.

(3) Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.

(4) Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

(5) Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.

(6) Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

(7) Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

856 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào