Ngân sách nhà nước có bao gồm các khoản thuế do các doanh nghiệp nộp thuế theo quy định hay không?

Ngân sách nhà nước có bao gồm các khoản thuế do các doanh nghiệp nộp thuế không? Có được chi ngân sách nhà nước khi chưa có trong dự toán ngân sách được giao không? Ngân sách nhà nước được bảo đảm ưu tiên bố trí để thực hiện những hoạt động nào?

Ngân sách nhà nước có bao gồm các khoản thuế do các doanh nghiệp nộp thuế theo quy định không?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về việc thu ngân sách nhà nước như sau:

Thu ngân sách nhà nước
1. Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.
2. Lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
3. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ.
4. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.
5. Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, gồm:
a) Lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
b) Các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế;
c) Thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước;
...

Theo đó, các khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.

Như vậy, trong ngân sách nhà nước có bao gồm các khoản thuế do các doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế theo quy định.

Công dân Việt Nam có trách nhiệm phải bảo vệ bí mật nhà nước không? Có được mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ?

Ngân sách nhà nước có bao gồm các khoản thuế do các doanh nghiệp nộp thuế theo quy định hay không? (Hình từ Internet)

Có được chi ngân sách nhà nước khi chưa có trong dự toán ngân sách được giao không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về điều kiện thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước như sau:

Điều kiện thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước
1. Thu ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Luật này, các luật về thuế và các quy định khác của pháp luật về thu ngân sách nhà nước.
2. Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chi và đáp ứng các điều kiện trong từng trường hợp sau đây:
a) Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng;
...

Theo đó, việc chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này.

Dẫn chiếu đến Điều 51 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định:

Tạm cấp ngân sách
1. Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp ngân sách cho các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được cho đến khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định:
a) Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương;
b) Chi nghiệp vụ phí và công vụ phí;
c) Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới;
d) Một số khoản chi cần thiết khác để bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa;
đ) Chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; các dự án đầu tư chuyển tiếp quan trọng, cấp bách khác để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
2. Mức tạm cấp hàng tháng tối đa cho các nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này không quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước.
3. Chi đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ nhà tài trợ chưa được dự toán hoặc vượt so với dự toán được giao, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Như vậy, theo quy định, việc chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao.

Trong trường hợp chưa có trong dự toán ngân sách được giao nhưng các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được thì có thể tạm cấp ngân sách cho đến khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định nêu trên.

Ngân sách nhà nước được bảo đảm ưu tiên bố trí để thực hiện những hoạt động nào?

Theo đó, tại Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước như sau:

Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
...
3. Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật.
4. Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.
5. Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác.
6. Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước.
7. Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.
...

Như vậy, ngân sách nhà nước được bảo đảm ưu tiên bố trí để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về:

- Phát triển kinh tế;

- Xóa đói, giảm nghèo;

- Chính sách dân tộc;

- Thực hiện mục tiêu bình đẳng giới;

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

835 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào