Ngân hàng thương mại đã được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động nhưng không khai trương hoạt động thì có bị thu hồi giấy phép không?

Cho tôi hỏi Ngân hàng thương mại đã được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động nhưng không khai trương hoạt động thì có bị thu hồi giấy phép không? Đề án thành lập Ngân hàng thương mại gồm những nội dung nào? Câu hỏi của anh NTH từ Hà Nội.

Ngân hàng thương mại đã được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động nhưng không khai trương hoạt động thì có bị thu hồi giấy phép không?

Việc thu hồi giấy phép khi ngân hàng không khai trương hoạt động được quy định tại Điều 26 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:

Điều kiện khai trương hoạt động
...
e) Vốn điều lệ, vốn được cấp bằng đồng Việt Nam phải được gửi đầy đủ vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước ít nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động. Vốn điều lệ, vốn được cấp được giải tỏa khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã khai trương hoạt động;
g) Đã công bố thông tin hoạt động theo quy định tại Điều 25 của Luật này.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép; quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về các điều kiện khai trương hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này ít nhất 15 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động; Ngân hàng Nhà nước đình chỉ việc khai trương hoạt động khi không đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, theo quy định thì Ngân hàng thương mại phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

Nếu quá thời hạn này thì có thể bị Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động đã cấp.

Ngân hàng thương mại đã được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động nhưng không khai trương hoạt động thì có bị thu hồi giấy phép không?

Ngân hàng thương mại đã được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động nhưng không khai trương hoạt động thì có bị thu hồi giấy phép không? (Hình từ Internet)

Ngân hàng thương mại có được chuyển nhượng Giấy phép thành lập và hoạt động cho người khác không?

Việc chuyển nhượng Giấy phép thành lập và hoạt động được quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:

Sử dụng Giấy phép
....
2. Tổ chức được cấp Giấy phép không được tẩy xóa, mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép.

Như vậy, theo quy định thì Ngân hàng thương mại không được chuyển nhượng Giấy phép thành lập và hoạt động cho người khác.

Đề án thành lập Ngân hàng thương mại gồm những nội dung nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 14 Thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định thì đề án thành lập Ngân hàng thương mại bao gồm tối thiểu các nội dung sau:

(1) Sự cần thiết thành lập ngân hàng thương mại;

(2) Tên ngân hàng thương mại, tên tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở chính, thời gian hoạt động, vốn điều lệ khi thành lập, nội dung hoạt động;

(3) Năng lực tài chính của các cổ đông góp vốn thành lập, thành viên góp vốn;

(4) Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động của ngân hàng dự kiến trong 03 năm đầu tiên;

(5) Danh sách nhân sự dự kiến trong đó mô tả chi tiết trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và quản trị rủi ro đáp ứng được các yêu cầu của từng vị trí, chức danh:

- Chủ tịch, thành viên, thành viên độc lập Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; Trưởng ban các Ủy ban thuộc Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên;

- Trưởng ban, thành viên, thành viên chuyên trách Ban kiểm soát;

- Tổng Giám đốc (Giám đốc), các Phó tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và người đứng đầu các đơn vị trực thuộc trong cơ cấu tổ chức.

(6) Chính sách quản lý rủi ro: Nhận diện, đo lường, phòng ngừa, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác trong quá trình hoạt động;

(7) Công nghệ thông tin:

- Dự kiến đầu tư tài chính cho công nghệ thông tin;

- Hệ thống công nghệ thông tin phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về quản trị điều hành, quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại và các quy định của Ngân hàng Nhà nước;

- Khả năng áp dụng công nghệ thông tin, trong đó nêu rõ: thời gian thực hiện đầu tư công nghệ; loại hình công nghệ dự kiến áp dụng; dự kiến cán bộ và khả năng của cán bộ trong việc áp dụng công nghệ thông tin; bảo đảm hệ thống thông tin có thể tích hợp và kết nối với hệ thống quản lý của Ngân hàng Nhà nước để cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước;

- Hồ sơ về hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của ngân hàng thương mại;

- Các giải pháp đảm bảo an toàn, bảo mật tương ứng với loại hình dịch vụ dự kiến triển khai;

- Nhận diện, đo lường và triển khai phương án quản lý rủi ro đối với công nghệ dự kiến áp dụng trong lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thương mại;

- Dự kiến phân công trách nhiệm báo cáo và kiểm soát hoạt động hệ thống công nghệ thông tin.

(8) Khả năng đứng vững và phát triển của ngân hàng trên thị trường:

- Phân tích và đánh giá thị trường ngân hàng, trong đó nêu được thực trạng, thách thức và triển vọng;

- Khả năng tham gia và cạnh tranh trên thị trường của ngân hàng, trong đó chứng minh được lợi thế của ngân hàng khi tham gia thị trường;

- Chiến lược phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động và nội dung hoạt động ngân hàng, loại khách hàng và số lượng khách hàng.

Trong đó, phân tích chi tiết việc đáp ứng các điều kiện đối với những nội dung hoạt động có điều kiện.

(9) Hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ:

- Nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ;

- Dự thảo các quy định nội bộ cơ bản về tổ chức và hoạt động của ngân hàng, tối thiểu bao gồm các quy định nội bộ quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các quy định sau:

+ Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Người điều hành;

+ Quy định về tổ chức và hoạt động của trụ sở chính, chi nhánh và các đơn vị trực thuộc khác.

- Nội dung và quy trình hoạt động của kiểm toán nội bộ.

(10) Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm đầu, trong đó tối thiểu phải bao gồm các nội dung sau: Phân tích thị trường, chiến lược, mục tiêu và kế hoạch hành động, các báo cáo tài chính của từng năm (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động và thuyết minh khả năng thực hiện các chỉ tiêu tài chính trong từng năm).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

750 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào