Ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện về xếp hạng tín nhiệm như nào?

Tôi có câu hỏi là Ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện về xếp hạng tín nhiệm như nào? Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán trái phiếu Chính phủ trong trường hợp nào? Tôi xin cảm ơn. Anh H (Thanh Hóa) thắc mắc.

Ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện về xếp hạng tín nhiệm như nào?

Ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện về xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 40/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 28/2018/TT-NHNN và khoản 4 Điều 2 Thông tư 28/2018/TT-NHNN, nội dung như sau:

Điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài
2. Điều kiện đối với ngân hàng mẹ:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, đ khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
b) Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có ít nhất tương đương 20 tỷ đôla Mỹ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép.

Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 40/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2021/TT-NHNN và khoản 5 Điều 1 Thông tư 28/2021/TT-NHNN, nội dung như sau:

Điều kiện đối với thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh, chủ sở hữu là tổ chức tín dụng nước ngoài của ngân hàng 100% vốn nước ngoài
...
2. Điều kiện đối với thành viên sáng lập, chủ sở hữu là tổ chức tín dụng nước ngoài:
a) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;
b) Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế xếp hạng như sau:
(i) Triển vọng từ mức ổn định trở lên;
(ii) Thứ hạng tín nhiệm từ mức AA- trở lên (theo Standard & Poor’s hoặc Fitch Ratings) hoặc từ mức Aa3 trở lên (theo Moody’s). Trường hợp tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có thang thứ hạng tín nhiệm khác thang thứ hạng tín nhiệm của Standard & Poor’s hoặc Moody’s hoặc Fitch Ratings thì tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đó phải chuyển đổi thứ hạng tín nhiệm tương ứng, phù hợp với thang thứ hạng tín nhiệm của Standard & Poor’s hoặc Moody’s hoặc Fitch Ratings.
c) Có lãi trong 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;
...
đ) Được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đánh giá đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của nước nguyên xứ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;
...

Như vậy, ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện về xếp hạng tín nhiệm như sau:

- Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá có triển vọng từ mức ổn định trở lên.

- Thứ hạng tín nhiệm từ mức AA- trở lên (theo Standard & Poor’s hoặc Fitch Ratings) hoặc từ mức Aa3 trở lên (theo Moody’s).

Trường hợp tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có thang thứ hạng tín nhiệm khác thang thứ hạng tín nhiệm của Standard & Poor’s hoặc Moody’s hoặc Fitch Ratings thì tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đó phải chuyển đổi thứ hạng tín nhiệm tương ứng, phù hợp với thang thứ hạng tín nhiệm của Standard & Poor’s hoặc Moody’s hoặc Fitch Ratings.

Ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện về xếp hạng tín nhiệm như nào?

Ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện về xếp hạng tín nhiệm như nào?(Hình từ Internet)

Văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải có chữ ký của ai?

Văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải có chữ ký của ai phải căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 40/2011/TT-NHNN, nội dung như sau:

Nguyên tắc lập hồ sơ
1. Các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải do Trưởng Ban trù bị ký, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác. Các văn bản do Trưởng Ban trù bị ký phải có tiêu đề “Ban trù bị thành lập và tên ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện phải do người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng ký, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác.
...

Theo quy định trên, văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phải có chữ ký của Trưởng Ban trù bị.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán trái phiếu Chính phủ trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 28/2021/TT-NHNN bổ sung Điều 19a Thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định về việc mua bán trái phiếu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

Hoạt động theo pháp luật về chứng khoán
...
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện hoạt động mua, bán trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán khi Giấy phép mà Ngân hàng Nhà nước cấp cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nội dung mua, bán trái phiếu Chính phủ.

Như vậy, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán trái phiếu Chính phủ khi giấy phép mà Ngân hàng Nhà nước cấp cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nội dung mua bán trái phiếu Chính phủ.

Thời hạn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao nhiêu lâu?

Thời hạn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao nhiêu lâu phải căn cứ quy định tại Điều 22 Thông tư 40/2011/TT-NHNN, khoản 2 và khoản 4 Điều 2 Thông tư 25/2019/TT-NHNN nội dung như sau:

Thời hạn hoạt động
1. Thời hạn hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ghi trong Giấy phép tối đa không quá 99 năm; thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện tối đa không quá 5 năm.
...

Như vậy, thời hạn hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ghi trong Giấy phép và không quá 99 năm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

859 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào