Ngân hàng Nhà nước thực hiện thanh tra như thế nào đối với Nhà máy In tiền Quốc gia? Trách nhiệm của Nhà máy?

Cho hỏi: Ngân hàng Nhà nước thực hiện thanh tra như thế nào đối với Nhà máy In tiền Quốc gia? Căn cứ vào đâu để tiến hành thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia? Trách nhiệm của Nhà máy In tiền Quốc gia được quy định ra sao? - câu hỏi của anh Thành (Hậu Giang)

Ngân hàng Nhà nước thực hiện thanh tra như thế nào đối với Nhà máy In tiền Quốc gia?

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định như sau:

Thanh tra
1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện thanh tra toàn diện hoặc theo vụ việc cụ thể phát sinh đối với Nhà máy trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quy định của của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
...

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện thanh tra toàn diện hoặc theo vụ việc cụ thể phát sinh đối với Nhà máy In tiền Quốc gia trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quy định của của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Căn cứ vào đâu để tiến hành thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia?

Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định như sau:

Thanh tra
...
2. Căn cứ, trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra; kết luận và xử lý kết luận thanh tra đối với Nhà máy được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo quy định nêu trên thì căn cứ, trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra; kết luận và xử lý kết luận thanh tra đối với Nhà máy được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Dẫn chiếu theo Điều 51 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định như sau:

Căn cứ ra quyết định thanh tra
Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
1. Kế hoạch thanh tra;
2. Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
4. Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
5. Căn cứ khác có liên quan theo quy định của luật.

Theo đó, việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:

- Kế hoạch thanh tra.

- Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.

- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

- Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

- Căn cứ khác có liên quan theo quy định của luật.

Trước đây, quy định căn cứ ra quyết định thanh tra tại Điều 38 Luật Thanh tra 2010 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) như sau:

Căn cứ ra quyết định thanh tra

Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:

1. Kế hoạch thanh tra;

2. Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;

3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

4. Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

Ngoài ra, theo Điều 46 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định như sau:

Hình thức thanh tra
1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất.
2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch thanh tra đã được ban hành.
3. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

Trước đây, quy định hình thức thanh tra tại Điều 37 Luật Thanh tra 2010 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về các hình thức thanh tra như sau:

Hình thức thanh tra

1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất.

2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.

3. Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

4. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

Nhà máy in tiền Quốc gia

Ngân hàng Nhà nước thực hiện thanh tra như thế nào đối với Nhà máy In tiền Quốc gia? Trách nhiệm của Nhà máy? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Nhà máy In tiền Quốc gia được quy định ra sao?

Theo Điều 8 Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định trách nhiệm của Nhà máy In tiền Quốc gia như sau:

(1) Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên

- Chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác tự giám sát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ toàn diện các mặt hoạt động của Nhà máy nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn trong quá trình sản xuất in, đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên việc đầu tư, mua sắm, nhập, xuất kho, thanh quyết toán và kiểm kê định kỳ vật tư, thiết bị, phụ tùng phục vụ in, đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng của Nhà máy theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Chủ động xem xét, rà soát hoạt động của Nhà máy khi có các dấu hiệu bất thường xảy ra trong quá trình sản xuất, sử dụng và mua sắm vật tư, hàng hóa thực hiện in, đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng để xử lý kịp thời, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo Thống đốc;

- Cung cấp tài liệu cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của Nhà máy;

- Việc gửi, lưu giữ và sử dụng các báo cáo, tài liệu có liên quan đến Nhà máy phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước;

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

(2) Kiểm soát viên Nhà máy

- Thực hiện kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của Nhà máy theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,002 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào