Ngân hàng hợp tác xã quyết định thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch phải đáp ứng các điều kiện nào?
Mạng lưới hoạt động của ngân hàng hợp tác xã gồm những ai?
Mạng lưới hoạt động của ngân hàng hợp tác xã gồm những ai, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2018/TT-NHNN như sau:
Mạng lưới hoạt động của ngân hàng hợp tác xã bao gồm chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, văn phòng đại diện ở nước ngoài.
Ngân hàng hợp tác xã quyết định thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch phải đáp ứng các điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng hợp tác xã quyết định thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch phải đáp ứng các điều kiện nào?
Ngân hàng hợp tác xã quyết định thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 23 Thông tư 09/2018/TT-NHNN, điểm a khoản 5 Điều 4 Thông tư 27/2022/TT-NHNN như sau:
Thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch
Ngân hàng hợp tác xã quyết định việc thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch khi đáp ứng Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này và có văn bản thông báo gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chi nhánh đang quản lý phòng giao dịch và chi nhánh nhận quản lý phòng giao dịch trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thay đổi.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của ngân hàng hợp tác xã về việc thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chi nhánh nhận quản lý phòng giao dịch kiểm tra, yêu cầu ngân hàng hợp tác xã không thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch khi chi nhánh nhận quản lý phòng giao dịch không đáp ứng Điều kiện quy định tại Thông tư này.
Tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 09/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Điều kiện thành lập phòng giao dịch
...
2. Điều kiện đối với chi nhánh dự kiến quản lý phòng giao dịch:
a) Có thời gian hoạt động tối thiểu 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị;
b) Có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước năm đề nghị và tại thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
c) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bằng hình thức phạt tiền trong thời hạn 12 tháng trước thời điểm đề nghị;
d) Phòng giao dịch được đề nghị thành lập phải nằm trên địa bàn hoạt động của chi nhánh;
đ) Đảm bảo số lượng phòng giao dịch theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 7.
Như vậy, theo quy định trên thì ngân hàng hợp tác xã quyết định thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có thời gian hoạt động tối thiểu 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị;
- Có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước năm đề nghị và tại thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
- Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bằng hình thức phạt tiền trong thời ạn 12 tháng trước thời điểm đề nghị;
- Phòng giao dịch được đề nghị thành lập phải nằm trên địa bàn hoạt động của chi nhánh;
- Đảm bảo số lượng phòng giao dịch theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 7.
Tên chi nhánh quản lý phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã được đặt như thế nào?
Tên chi nhánh quản lý phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 6 Thông tư 09/2018/TT-NHNN như sau:
Địa bàn hoạt động, tên chi nhánh, phòng giao dịch
1. Địa bàn hoạt động:
a) Đối với ngân hàng hợp tác xã:
(i) Chi nhánh của ngân hàng hợp tác xã hoạt động trong phạm vi một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định cụ thể trong văn bản chấp thuận thành lập chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã hoạt động trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trên địa bàn hoạt động của chi nhánh quản lý.
b) Đối với quỹ tín dụng nhân dân:
Phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
2. Tên chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan và được đặt như sau:
a) Tên chi nhánh: Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh “tên chi-nhánh”;
b) Tên phòng giao dịch:
(i) Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh “tên chi nhánh” (là chi nhánh quản lý phòng giao dịch) - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch” hoặc Ngân hàng Hợp tác xã - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch”;
(ii) Quỹ tín dụng nhân dân “tên Quỹ tín dụng nhân dân” - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch”.
Như vậy, theo quy định trên thì tên chi nhánh quản lý phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã được đặt như sau: Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh “tên chi nhánh”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.